[1]
Lạc lối trong thế giới ngôn từ
Hãy trở lại với danh mục những từ thể hiện xác suất do Andrew và Michael Mauboussin biên soạn. Họ soạn danh mục này để khảo sát xem, khi người ta dùng những cụm từ chỉ mức độ, họ đang muốn nói đến con số phần trăm cụ thể nào.
Ở những trang tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu đến bạn khảo sát của nhà Mauboussin. Bạn cũng có thể tự thực hiện khảo sát này. Bạn sẽ thấy tất cả các từ trong danh mục được liệt kê, bên cạnh là bốn cột để trống. Hãy dùng cột đầu tiên – cột ngay bên cạnh các từ – để điền phần trăm xác suất mà bạn nghĩ là từ đó đang mô tả.
Ví dụ, khi bạn nói: “Tôi nghĩ điều đó thực sự có khả năng xảy ra”, thì thực sự có khả năng xảy ratương ứng với bao nhiêu phần trăm?
Một số người không thích dùng xác suất thể hiện bằng phần trăm. Suy cho cùng, đó phần nào cũng là lý do vì sao con người ta thích dùng ngôn ngữ để diễn tả. Nếu bạn cũng như thế, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi tự hỏi mình: “Khi dùng từ này để mô tả khả năng một kết quả xảy ra, mình nghĩ kết quả đó sẽ xảy ra bao nhiêu lần trong 100 lần?”.
Chẳng hạn, nếu tung đồng xu 100 lần, bạn nghĩ nó sẽ ngửa bao nhiêu lần, và bạn sẽ dùng từ nào để mô tả xác suất đó?
Nếu cầu thủ bóng chày Mike Trout ra vị trí 100 lần, bạn nghĩ anh ấy đánh trúng bao nhiêu lần, và bạn sẽ dùng từ nào để mô tả xác suất đó?
Nếu bạn giao bóng tennis 100 lần, bạn nghĩ bóng sẽ ở trong sân bao nhiêu lần, và bạn sẽ dùng từ nào để mô tả xác suất đó?
Nếu ghé phòng nghỉ ở chỗ làm 100 lần, có bao nhiêu lần bạn nghĩ là mình sẽ ăn một cái bánh, và bạn sẽ dùng từ nào để mô tả xác suất đó?
Nếu bạn khởi nghiệp với ứng dụng Kingdom Comb 100 lần, có bao nhiêu lần bạn nghĩ mình sẽ được đề nghị bán lại với giá nhiều triệu đô trong giai đoạn đầu, và bạn sẽ dùng từ nào để mô tả xác suất đó?
Số lần ấy sẽ được chuyển đổi thành xác suất biểu thị dưới dạng phần trăm. Nếu bạn nghĩ sự kiện sẽ xảy ra 20 lần trong 100 lần, như vậy xác suất sự kiện xảy ra là 20%.
Hãy điền câu trả lời của bạn vào bảng dưới đây, sau đó khảo sát thêm ba người khác.
Điều quan trọng trong khảo sát này là, không ai được xem câu trả lời của người khác trước khi hoàn thành phần của bản thân. Hãy hỏi cảm nhận của họ về từng từ và ghi lại câu trả lời, hoặc cẩn thận che lại các cột đã được điền dữ liệu.
So sánh câu trả lời của bốn người với nhau, mức độ đồng thuận giữa cả bốn người là bao nhiêu? Nhiều Khá nhiều Ít Hầu như không |
|||
Cụm từ nào nhận được những câu trả lời có sự chênh lệch lớn? |
|||
Sự khác biệt có khiến bạn ngạc nhiên không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Miền lẫn lộn
Tôi đoán bạn đã phát hiện thấy nhiều bất đồng về ý nghĩa của các cụm từ chỉ mức độ. Đó cũng là điều mà nhà Mauboussin nhận thấy trong cuộc thăm dò 1.700 người của họ. Biểu đồ bên dưới sẽ cho thấy khoảng xác suất được gán cho một cụm từ, trong đó, con số trung bình được khoanh vùng trong ô hình chữ nhật.
Bạn có thể thấy rõ rằng, mọi người dùng các cụm từ này để chỉ những mức xác suất khác nhau chứ không có một cách dùng thống nhất.
Một số từ trong số này được gán với các con số có độ chênh lớn không ngờ, mà tôi cho rằng bạn cũng đã tự trải nghiệm thấy trong khảo sát bốn người của mình. Chẳng hạn, “thực sự có khả năng” ứng với con số dao động từ 20% đến 80%: một phần tư số người tham gia khảo sát nghĩ khái niệm này có nghĩa từ 40% trở xuống; một phần tư cho rằng từ 40% đến 60%; một phần tư nghĩ từ 60% đến 75%; và một phần tư cuối cùng lại nghĩ nó tương đương với 75% khả năng.
Người ta thậm chí còn không thống nhất được với nhau ý nghĩa của các cụm từ luôn luôn và không bao giờ nữa kìa!
Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên trước kết quả này. Phần lớn chúng ta không ý thức được khoảng chênh này – khoảng chênh giữa suy nghĩ của những người khác nhau. Ta cho rằng người khác cũng dùng các cụm từ theo cách giống như ta, với ý nghĩa giống như ta.
Bài tập này cho thấy các cụm từ thông dụng quả thực không phải là công cụ lý tưởng để thể hiện xác suất. Chúng mang bản chất không rõ ràng, phản ánh một vùng nghĩa rất rộng. Tất nhiên đó phần nào là lý do tại sao mọi người lại thích dùng chúng. Khi bạn dùng một khái niệm nhập nhằng, bạn cảm thấy như thể mình có nhiều không gian để chống chế hơn nếu “sai”. Tuy vậy, cái giá cho việc đó không hề rẻ, ví dụ như hiểu nhầm ý của nhau trong việc ra quyết định chung chẳng hạn.
Người khác có thể biết những điều bạn không biết
Việc các cụm từ không được gán cố định với một con số gây ra vấn đề lớn trong việc biến điều bạn không biết thành điều bạn đã biết. Từ đó, việc khắc phục các vết nứt ở phần nền móng do hiểu biết chưa chính xác của bạn gây ra sẽ khó khăn hơn, việc củng cố nền móng đó bằng cách mở rộng hiểu biết cũng sẽ khó hơn.
Nhiều điều mà bạn không biết đang nằm ở trong đầu người khác. Vì vậy, việc nhận được phản hồi về những niềm tin và quyết định của bản thân sẽ là một trong những cách tốt nhất giúp bạn có thể cải thiện quyết định của mình. Nhưng khi bạn dùng các từ ngữ chỉ xác suất để giao tiếp với người khác, điều bạn nghĩ có thể rất khác với điều mà đối phương tiếp thu. Đó là một rắc rối lớn, vì để nhận được phản hồi có độ trung thực cao, bạn phải nói cùng ngôn ngữ với người cho phản hồi.
Nếu bạn truyền đạt suy nghĩ của mình một cách chính xác, dùng xác suất theo phần trăm thì bạn lập tức sẽ thấy ngay điểm bất đồng. Nếu tôi nói việc gì đó có 30% khả năng xảy ra và bạn nói 70%, chúng ta biết ngay chúng ta không có cùng ý kiến. Không có sự nhập nhằng nào ở đây cả.
Nhưng nếu tôi nói “Sự kiện đó thực sự có khả năng xảy ra”, bất đồng không bộc lộ một cách rõ ràng – trong khi bạn nghĩ “thực sự có khả năng” đồng nghĩa với 30% thì đối phương lại nghĩ nó tương đương với 70%. Vì ta không hiểu đúng ý nhau nên bạn có thể chỉ gật đầu đồng tình và không bao giờ nói cho tôi thông tin chính xác mà bạn đã biết. Vì tôi dùng ngôn ngữ nhập nhằng nên đã bỏ lỡ mất cơ hội cập nhật và hiệu chỉnh lại niềm tin của mình.
Vậy là tôi đã bỏ qua một cơ hội lớn.
Hãy tưởng tượng, nếu cộng dồn tất cả các cơ hội học hỏi mà bạn từng bỏ qua, thì bạn đã chậm lại bao nhiêu so với khi tiếp thu?
Sự chính xác khiến những bất đồng bộc lộ. Nó để lộ ra những điểm khác biệt giữa niềm tin của bạn với niềm tin của người khác. Và đó là điều tốt, vì bạn sẽ muốn biết bạn đã sai ở đâu. Điều đó đem đến cho bạn cơ hội để chỉnh lại cho đúng.
Hãy nghĩ thế này, bạn nói: “hai cộng hai bằng một số nhỏ”. “Một số nhỏ” về cơ bản là một đáp án không sai, nhưng sẽ có ích hơn nếu thầy giáo biết rằng bạn đang nghĩ tới số 5, hay số 2 hay số 4, vì chúng đều là số nhỏ cả. Quả thực, một câu trả lời ít cụ thể sẽ khó mà sai, nhưng nếu muốn giỏi toán, bạn phải biết mình đã trả lời sai và từ đó sửa chữa.
Né tránh sự chính xác còn khiến bạn trở nên không có trách nhiệm trong những việc mình làm. Bạn càng cho phép “vùng lấp lửng” rộng bao nhiêu thì xem ra bạn sẽ càng “lười” đi tìm thông tin để có câu trả lời chính xác bấy nhiêu. Sự lấp lửng giúp bạn thoát được trách nhiệm không chỉ với người khác mà với cả chính mình.
Đó là lý do vì sao sự chính xác lại quan trọng đến thế.
Có rất nhiều câu chuyện về việc sự thiếu chính xác đã gây mất kết nối và để lại những hậu quả to lớn. Philip Tetlock đã đưa ra một ví dụ như vậy trong cuốn Superforecasting: The Art and Science of Prediction (tạm dịch: Siêu tiên đoán: Nghệ thuật và khoa học tiên đoán). Khi Tổng thống Kennedy phê chuẩn cho CIA kế hoạch lật đổ Fidel Castro (hay còn được biết với tên gọi: Sự kiện Vịnh Con Lợn), ông đã hỏi ý kiến các cố vấn quân sự của mình xem liệu kế hoạch này có thành công không. Các tham mưu trưởng liên quân đáp rằng kế hoạch của CIA “cũng có cơ hội thành công” (tương đương 25%, theo đánh giá của người trả lời). Tuy nhiên, Kennedy đã nghĩ “cũng có cơ hội thành công” thể hiện một xác suất cao hơn nhiều so với 25%. Kế hoạch thất bại, và nước Mỹ mất mặt trong thời điểm then chốt của cuộc Chiến tranh Lạnh.
[2]
Xác định hồng tâm
Tất nhiên, những từ ngữ thể hiện xác suất không phải là hoàn toàn vô ích. Dùng từ ngữ để thể hiện khả năng xảy ra của từng kết quả là bước khởi đầu tốt cho việc rèn luyện tư duy xác suất. Các cụm từ đó khiến bạn phải nghĩ về khả năng xảy ra của một kết quả mà bạn mong muốn so với các kết quả bạn không mong muốn. Nó giúp bạn so sánh các lựa chọn. Quan trọng hơn, nó là khởi đầu cho quá trình tự hỏi: “Mình biết gì và có thể biết thêm những gì?”.
Nhưng một khi quá trình ra quyết định đã bắt đầu, bạn cần vượt lên trên việc sử dụng các từ ngữ này bởi chính lý do đã khiến chúng hấp dẫn đến vậy: không gian để bạn tha hồ “tung hoành” mà không lo là mình sẽ sai.
Có thể việc thúc ép bản thân phải đi theo sự chính xác và trách nhiệm khi đưa ra một phán đoán khiến bạn sợ hãi. Nhưng điều này rất đáng để thử. Như bất kỳ cung thủ nào đều sẽ nói cho bạn, càng luyện nhắm vào hồng tâm nhiều thì càng có cơ may bắn trúng (và bạn càng bước đến gần tâm hơn thì càng ghi được nhiều điểm hơn). Tôi công nhận rằng khi dùng các từ ngữ chỉ xác suất, bạn vẫn đang nhắm vào bia, nhưng bạn không thực sự nhắm vào hồng tâm.
Giờ thì đến tin tốt: Bạn đã có sẵn một danh sách chuyển các cụm từ thể hiện khả năng một việc xảy ra thành tỉ lệ phần trăm rồi.
Danh sách nào?
Danh sách mà bạn vừa tạo ra từ các câu trả lời cho khảo sát Mauboussin đấy. Nếu bạn ước lượng khả năng xảy ra của một việc gì đó và một trong các cụm từ đó nảy lên trong đầu, hãy tham khảo lại danh sách và thay vì dùng từ ngữ thì bạn hãy dùng con số phần trăm.
Giờ thì hãy cùng thực hiện việc chuyển đổi này cho quyết định tuyển dụng trong Chương 4. Hãy nhớ rằng, đối với quyết định tuyển dụng này, khía cạnh quan trọng hơn cả là ứng viên sẽ ở lại công ty bao lâu. Từ bảng khảo sát Mauboussin của bạn, hãy thay những từ ngữ chỉ xác suất bằng tỷ lệ phần trăm trung bình, khi đó, hai cây kết quả trông sẽ khác đi một chút (tôi vẫn giữ lại các từ ngữ chỉ xác suất để bạn tham khảo):
Có thể thấy, việc sử dụng con số phần trăm giúp phán đoán trở nên rõ ràng hơn. Sự chính xác này đặc biệt có ích cho Bước 6, khi chúng ta so sánh các phương án với nhau. Thể hiện khả năng xảy ra bằng số khiến lựa chọn trở nên rất hiển nhiên: Ứng viên A nhiều khả năng sẽ ở lại với công ty lâu hơn.
Tương tự, hãy chuyển từ ngữ chỉ xác suất thành tỷ lệ phần trăm cho các phán đoán của bạn trong cây quyết định về việc đi đến phòng tập A.
Các xác suất cộng lại có hơn 100% không? Bởi các kết quả này loại trừ nhau nên bạn cần điều chỉnh xác suất, đảm bảo khi cộng lại thì không vượt quá 100%. Tổng các khả năng có thể xảy ra không nhất thiết phải bằng đúng 100% vì tập hợp kết quả không bao gồm hết mọi khía cạnh – bạn chỉ tập trung vào những kết quả hợp lý nhất chứ không cố tính hết các khả năng.
Đúng là có một khả năng nhỏ xíu rằng Boston sẽ bị một thiên thạch rơi trúng, hoặc bạn trúng xổ số và từ nay về sau không phải làm việc nữa, hoặc bạn tham gia một phong trào chính trị bí mật rồi trở thành thị trưởng của New Boston sau khi Massachusetts ly khai khỏi Hợp chủng quốc,... Nhưng những kiểu kết quả đó không thực sự là những kết quả “hợp lý” cho lắm, vậy nên đưa vào quy trình ra quyết định thì cũng chẳng có ích gì.
Vì danh sách các khả năng không bao gồm hết mọi khía cạnh nên tổng xác suất cộng lại có thể nhỏ hơn 100%. Tương tự, xác suất của các kết quả loại trừ nhau nên tổng không thể lớn hơn 100%.
[3]
Xác định tấm bia
Khi đã có thông tin đầy đủ (hoặc gần đủ), bạn có thể biết xác suất chính xác. Bạn biết chính xác hồng tâm ở đâu và biết rằng bạn sẽ bắn trúng.
Lần tung đồng xu tiếp theo, bạn biết chính xác 50% khả năng sẽ ra ngửa.
Nói tỷ lệ đánh trúng trung bình trong sự nghiệp của Mike Trout là .305, bạn biết ngay khả năng đánh trúng bóng của anh này trong lần tới là 30,5%.
Bạn biết những con số ấy vì bạn đã biết được nhiều thông tin liên quan.
Nhưng cuộc sống lại hiếm khi cho bạn những con số và thông tin chính xác tuyệt đối như vậy.
Đối với phần lớn các phán đoán, dù là mức độ đến phòng tập hay xác suất phát tài (hay phá sản) vì ứng dụng cắt tóc Kingdom Comb, bạn cũng không thể biết được toàn bộ thông tin chính xác và đầy đủ. Mặc dù đưa ra ước tính chính xác hết mức có thể là tốt, nhưng cũng cần phải rõ ràng – đối với người khác và với cả chính bạn – về việc “phán đoán có cơ sở” của bạn “có cơ sở” đến mức nào.
Bạn cần hiểu rõ: niềm tin và phán đoán của bạn không hoàn toàn chính xác.
Để biết bạn đang ở đâu trên phổ từ “không có thông tin” đến “đã có đầy đủ thông tin”, bên cạnh dự đoán chính xác của bạn, bạn cần cung cấp thêm một vài điều khác xung quanh dự đoán đó. Những điều xung quanh ấy cho thấy độ lớn của vùng mục tiêu của bạn, trong đó có ngưỡng thấp – giá trị thấp nhất của tập hợp kết quả, và ngưỡng cao – giá trị cao nhất của tập hợp kết quả.
Ví dụ trong trường hợp ước tính cân nặng của con bò rừng, hồng tâm ước tính của tôi sẽ là 810kg. Ngưỡng thấp của tôi sẽ là 490kg. Ngưỡng cao của tôi sẽ là 1590kg. Phạm vi này rộng vì hiểu biết của tôi về cân nặng của một con bò cụ thể – hoặc của bò rừng nói chung – không nhiều lắm. Dù vậy, nó đã loại trừ nhiều khả năng vì tôi biết khá nhiều về trọng lượng các vật nói chung.
Nếu bạn ước tính thời gian đi lại của mình vào một ngày bất kỳ, khi sống ở một thị trấn nhỏ ít bị tắc đường, ít công trình xây dựng hay các vấn đề thời tiết, các ước tính của bạn về thời gian đi lại chậm nhất và nhanh nhất sẽ không chênh nhau mấy.
Phạm vi xung quanh hồng tâm quyết định độ lớn của tấm bia mà bạn nhắm vào. Nó thể hiện, cho chính bạn và người khác, rằng bạn chắc chắn đến đâu trong phán đoán của mình. Nó cho thấy bạn đang ở đâu trong khoảng giữa không hiểu biết với hiểu biết đầy đủ .
Bạn càng ở xa mốc thông tin đầy đủ thì tấm bia của bạn lại càng lớn; ngược lại, bạn càng tiến gần đến thông tin đầy đủ thì tấm bia của bạn sẽ nhỏ đi. Trong những trường hợp hiếm hoi, khi bạn có
thông tin đầy đủ và không có điều gì mà bạn không chắc chắn thì sẽ không có tấm bia nào tồn tại, mục tiêu của bạn chỉ còn là hồng tâm.
Tuy nhiên, nếu thị trấn nhỏ của bạn là Snowmass Village, Colorado, thì giao thông theo mùa và thời tiết mùa đông có thể khiến một chuyến đi nhanh, suôn sẻ thành kiểu tra tấn nhích- từng-bước trên những con đường núi băng giá đầy bất trắc. Điều đó có nghĩa là: Vào mùa hè, khi thời tiết dễ đoán và ít du khách, độ chênh giữa ngưỡng cao và ngưỡng thấp không nhiều. Trong khi đó vào mùa đông, khi xuất hiện nhiều biến số khác nhau về điều kiện đi lại cũng như thời tiết, sự chênh lệch giữa ngưỡng cao và ngưỡng thấp có thể khá đáng kể.
Vùng ước tính rộng không phải là điều gì đó xấu. Đó là cách phản ánh chính xác nhất mức độ có cơ sở trong các phán đoán có cơ sở của bạn. Một phạm vi rộng nhưng đúng với điều mà bạn biết và không biết sẽ có ích hơn một phạm vi hẹp nhưng lại được xác định dựa trên sự chủ quan và ngạo mạn.
Một phạm vi rộng phát ra tín hiệu, cho người khác và cho chính bạn, về việc bạn có bao nhiêu điều không chắc chắn. Nó sẽ thúc đẩy bạn tìm thêm thông tin để có thể thu hẹp phạm vi này.
Thừa nhận sự thiếu chắc chắn sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận thông tin mới của bạn theo hai cách quan trọng:
1. Khi bạn không trung thực về mức độ chắc chắn của mình – điều hoàn toàn có thể xảy ra, dù không cố tình – người khác khó cung cấp thêm thông tin cho bạn để gia cố cơ sở của quyết định. Lý do là vì họ nghĩ họ sai và không muốn bị xấu hổ bằng cách chia sẻ điều họ nghĩ, hoặc có thể họ nghĩ bạn sai và không muốn làm bạn xấu hổ. Đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng nếu bạn giữ vai trò lãnh đạo.
2. Việc đưa ra vùng ước đoán tượng trưng cho một câu hỏi mà bạn ngầm gửi đến người nghe, rằng: “Bạn có thể giúp tôi việc này không?”. Khi bày tỏ ngưỡng trên và dưới, bạn thể hiện rằng mình đang ở khoảng giữa, và chưa chắc chắn về quyết định của mình. Từ đó, người nghe sẽ nhận được thông điệp rằng bạn chưa biết quyết định như thế nào và họ sẽ muốn chia sẻ thông tin và quan điểm có ích cho bạn.
Khi cho biết xác suất theo phần trăm và đưa ra một phạm vi hợp lý xoay quanh các con số đó, bạn đã dũng cảm thừa nhận rằng mình nắm trong tay nhiều thông tin đến đâu và còn thiếu những gì. Hành động này sẽ giúp gia tăng cơ hội bạn tìm được những thông tin mới giúp điều chỉnh lại những sai sót trong niềm tin và cải thiện chất lượng quyết định của bản thân.
Khi “cú sốc” là công cụ giúp bạn xác định phạm vi
Khi đặt ra phạm vi, mục tiêu của bạn là nghĩ đến các giá trị hợp lý thấp nhất và cao nhất cho ước đoán của mình. Nhưng hợp lý là thế nào?
Hợp lý không có nghĩa là tạo ra một phạm vi bảo đảm chứa câu trả lời đúng nằm giữa ngưỡng thấp và cao. Phạm vi như vậy chẳng cung cấp được thông tin gì.
Cân nặng của con bò rừng là bao nhiêu? Tôi có thể bảo đảm phạm vi chứa câu trả lời đúng bằng cách đặt ra ngưỡng từ 0 đến vô cùng.
Xác suất Mike Trout đánh trúng bóng cú tiếp theo là bao nhiêu? Từ 0% đến 100%. Lại một câu trả lời chắc cú nữa.
Còn phạm vi cho phép tính 2+2? Tôi sẽ không đùa giỡn mà nói là “một số nhỏ”. Tôi bảo đảm mình phải có được câu trả lời đúng bằng cách nói: “Từ âm vô cùng đến dương vô cùng”.
Đấy, ba câu đúng cả ba còn gì?
Không hẳn, vì các phạm vi đó không phản ánh được cả điều tôi biết lẫn điều tôi không biết. Rõ ràng tôi biết hai cộng hai không bằng dương vô cùng.
Mục tiêu là đặt ra phạm vi hẹp nhất có thể, phạm vi mà bạn sẽ khá sốc nếu hồng tâm không nằm trong khoảng này.
Hợp lý có nghĩa như thế.
Abraham Wyner, Giáo sư của trường Wharton, cho rằng: Cách để có được ngưỡng trên và ngưỡng dưới hợp lý là tự hỏi “Liệu mình có sốc lắm không nếu câu trả lời nằm ngoài phạm vi đó?”. Nếu bạn dùng câu hỏi này như tiêu chuẩn đánh giá, phạm vi của bạn tự nhiên sẽ phản ánh được mức độ có cơ sở của các phán đoán có cơ sở của bạn.
“Khá sốc” tạo sự cân bằng giữa một phạm vi chính xác quá mức dù bạn thực sự không chắc chắn và một phạm vi rộng thênh thang nhằm đảm bảo câu trả lời không thể nằm ở đâu bên ngoài được.
Thực hành thí nghiệm “gây sốc”. Hãy đưa ra dự đoán sát nhất cho mỗi mục dưới đây (ước đoán có cơ sở tốt nhất của bạn nếu bạn buộc phải đoán giá trị chính xác) và đặt ra phạm vi xung quanh dự đoán chính xác đó, đại diện cho các giá trị thấp nhất và cao nhất mà bạn nghĩ rằng dự đoán của mình sẽ nằm trong khoảng đó. Hãy nhớ, mục tiêu là đặt ra phạm vi hẹp nhất có thể, phạm vi mà bạn sẽ khá sốcnếu câu trả lời chính xác không nằm trong khoảng này. Một điều quan trọng nữa cần nhớ là bất kể bạn đang ở vị trí nào trong dải hiểu biết – không hiểu biết về các chủ đề dưới đây, khoảng cách giữa ngưỡng trên và ngưỡng dưới của bạn phải phản ánh được điều đó. Ví dụ, nếu bạn không biết nhiều lắm về Meryl Streep nhưng lại biết nhiều hơn về Prince, phạm vi bạn đặt cho mục b) dưới đây phải rộng hơn so với mục c). |
|||
Bạn đưa ra được bao nhiêu phạm vi chứa câu trả lời đúng? |
|||
Bạn có cảm thấy việc áp dụng thí nghiệm “gây sốc” hữu ích trong việc ước đoán phạm vi? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
|
Nếu có, tại sao? Nếu không, tại sao? |
|||
Bạn cảm thấy chắc chắn nhất về câu trả lời nào? Tại sao? |
|||
Phạm vi mà bạn đặt ra có phản ánh điều đó không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
|
Phạm vi đó có chứa câu trả lời đúng không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
|
Bạn cảm thấy không chắc chắn nhất về câu trả lời nào? Tại sao? |
|||
Phạm vi mà bạn đặt ra có phản ánh điều đó không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
|
Phạm vi đó có chứa câu trả lời đúng không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Nếu giống với hầu hết mọi người, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi một số phạm vi mình đặt ra đã không chứa câu trả lời đúng. Nếu bạn chỉ xác định sai 1-2 đáp án thì chúc mừng bạn. Phần lớn người làm bài kiểm tra này không trả lời đúng quá 50% câu hỏi.
Điều đó cho thấy rằng chúng ta phần nào quá đề cao hiểu biết của mình. Ta thường chắc chắn về dự đoán của mình hơn mức độ chính xác mà hiểu biết của ta bảo đảm.
Tương tự như cách bạn tìm hiểu xem người khác diễn giải thế nào về các từ ngữ chỉ xác suất, hãy thử bài tập này với ba người bạn. Bạn sẽ thấy mọi người “khá tệ” khi thực hiện thí nghiệm “gây sốc” đấy.
Hy vọng bài tập và thí nghiệm “gây sốc” này đã cho bạn một cách tiếp cận tốt hơn với việc phán đoán. Bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc nhận ra bạn có thể không biết nhiều như bạn tưởng, rằng niềm tin của bạn có thể không chính xác như bạn tưởng, và rằng bạn có thể cần nhiều trợ giúp từ người khác hơn bạn tưởng.
Hãy hoài nghi nhiều hơn về những điều bạn tưởng mình đã biết. Sự hoài nghi đó sẽ khiến bạn muốn đặt nhiều câu hỏi hơn về niềm tin của bản thân và hăng hái tìm hiểu xem người khác biết điều gì mà bạn không biết. Từ đó, chất lượng các quyết định của bạn sẽ được cải thiện.
|
Hãy chọn ra một cây quyết định mà bạn đã tạo ở những bài tập trước, ước đoán hồng tâm cho khả năng xảy ra của từng kết quả khả dĩ, và xác định ngưỡng dưới và ngưỡng trên cho mỗi ước đoán hồng tâm. |
|
Đối với các kết quả có phạm vi rộng nhất, có thể tìm thêm những thông tin nào để thu hẹp các phạm vi đó? |
|
Đối với các kết quả có phạm vi hẹp nhất, thông tin nào có thể cho bạn biết liệu phạm vi đó có phản ánh sự tự tin thái quá của bạn không? |
|
Chọn lấy một kết quả, tưởng tượng rằng bằng cách nào đó bạn đã phát hiện ra rằng khả năng xảy ra kết quả này thực sự không nằm trong phạm vi của bạn. Bạn nghĩ (các) lý do ở đây là gì? |
Thái độ quá tự tin cản trở việc ra quyết định.
Nhìn chung, ta không mấy khi đặt dấu chấm hỏi cho niềm tin của mình. Ta quá thừa tự tin về những gì ta nghĩ rằng ta đã biết và ta không có cái nhìn thực tế về những gì ta không biết. Bất kể đó là điều ta tin, ý kiến của ta hay cách ta nghĩ tương lai sẽ xảy ra,... sẽ luôn có lợi cho bạn nếu như bạn thêm vào đó một chút ngờ vực.
Việc có thói quen tự hỏi “Nếu mình sai thì lý do là gì?” sẽ giúp bạn tiếp cận niềm tin của mình với chút nghi ngờ, chấn chỉnh cái nhìn lạc quan quá mức về những gì bạn biết và khiến bạn tập trung hơn vào điều không biết.
Tự hỏi “Nếu mình sai thì lý do là gì?” cũng giúp tăng khả năng chính xác của những điều bạn tin, ý kiến bạn có và cách bạn nghĩ tương lai sẽ xảy ra. Đó là vì, khi bạn thắc mắc liệu có thông tin nào có thể khiến bạn thay đổi cách nghĩ, bạn có thể thực sự tìm thấy ít nhiều những thông tin như thế.
Ngay cả khi bạn chưa có được những thông tin sẽ làm thay đổi suy nghĩ của mình, bạn vẫn có thể có được nó khi biết đặt câu hỏi. Suy nghĩ về những thứ có thể thay đổi cách nghĩ của bạn sẽ thôi thúc bạn đi tìm thông tin chính xác hơn; ngoài ra, nó còn giúp bạn cởi mở hơn khi thực sự tiếp cận được với những thông tin khác với suy nghĩ của bạn hiện tại.
|
Với mỗi lý do bạn đưa ra trong câu trả lời cho câu hỏi 4 của bài tập trên, hãy tự hỏi liệu bạn có muốn đi tìm thông tin đó không. Nếu muốn, hãy tìm hiểu chúng. |
|
Việc tự hỏi “Nếu mình sai thì lý do là gì?” có khiến bạn điều chỉnh lại niềm tin nào đó của mình không? |
[4]
Tóm tắt về hoạt động xác định hồng tâm
• Những từ ngữ mô tả xác suất xảy ra của một khả năng tuy hữu ích nhưng không chính xác.
• Động lực cải thiện ước đoán ban đầu của bạn là thứ thúc đẩy bạn rà soát lại thông tin của mình và học hỏi thêm. Nếu bạn núp sau sự an toàn của những cụm từ chung chung thì bạn sẽ không tìm thấy lý do để cải thiện hay chỉnh sửa.
• Các cụm từ diễn tả xác suất có ý nghĩa rất khác nhau trong đầu những người khác nhau.
• Dùng các cụm từ nhập nhằng có thể khiến người khác bối rối và hiểu nhầm.
• Khi bạn diễn tả xác suất bằng phần trăm, bạn có khả năng phát hiện ra những sai sót trong niềm tin của mình và mở rộng kiến thức.
• Bạn có thể sử dụng các câu trả lời trong khảo sát Mauboussin của mình để chuyển khái niệm ngôn từ thành con số phần trăm chính xác.
• Ngoài ước đoán chính xác (hồng tâm), hãy đặt ra một phạm vi xoay quanh ước đoán để thể hiện sự không chắc chắn của bạn. Phạm vi này được giới hạn bởi ngưỡng dưới và ngưỡng trên. Phạm vi càng lớn, “tấm bia” mà bạn phải nhắm vào lại càng lớn.
• Độ lớn của phạm vi thể hiện những điều bạn biết và không biết. Phạm vi càng lớn, thông tin mà bạn có lại càng ít hoặc chất lượng thông tin hình thành nên ước đoán của bạn càng kém. Khi đó, bạn biết mình cần phải học hỏi, tìm hiểu thêm.
• Sự thành thật của bạn về phạm vi ước đoán là rất quan trọng. Nó cho người khác biết rằng bạn cần tham khảo quan điểm của họ để thu hẹp lại tấm bia.
• Dùng thí nghiệm “gây sốc” để xác định xem các ngưỡng dưới và trên của bạn có hợp lý không.
• Hình thành thói quen tự hỏi: “Mình có thể tìm được thông tin gì để biết rằng ước đoán hoặc niềm tin của mình là sai?”.
CHECKLIST
Cải thiện phán đoán của bạn bằng cách nhắm vào hồng tâm theo các cách sau:
☐ Thực hiện khảo sát Mauboussin về ý nghĩa các từ ngữ thông dụng chỉ xác suất.
☐ Nếu bạn ngại đưa ra các con số chính xác, hãy dùng từ ngữ thể hiện xác suất mà bạn nghĩ đến rồi chuyển nó thành con số phần trăm bằng cách tham chiếu phần trả lời của mình trong khảo sát.
☐ Ngoài ra, hãy đưa ra ước đoán hồng tâm, đưa ra cả một phạm vi xung quanh ước đoán đó với ngưỡng dưới và ngưỡng trên hợp lý.
☐ Kiểm tra mức độ hợp lý của ngưỡng dưới và ngưỡng trên bằng thí nghiệm “gây sốc”.
☐ Tự hỏi: “Mình có thể biết thêm thông tin nào khiến mình thay đổi suy nghĩ?”.
☐ Nếu bạn lờ mờ biết về thông tin đó, hãy tìm hiểu.
☐ Nếu bạn không có ý tưởng gì về thông tin đó, hãy để ý tìm nó trong tương lai.
Một số cộng đồng hay ngành nghề nhất định đã nhận thấy rằng rắc rối sẽ nảy sinh khi sử dụng những khái niệm không chính xác. Kết quả là họ phải thống nhất một loạt các từ ngữ hay định nghĩa để sử dụng trong trao đổi chuyên môn. Ví dụ, khi các luật sư đưa ra các ý kiến pháp lý về thuế, rằng một vị trí thuế “sẽ được duy trì” đồng nghĩa với khả năng xảy ra là 90-95%. Đề xuất về thuế bằng văn bản nói rằng một vị trí thuế “nên được duy trì” đồng nghĩa với khả năng xảy ra là 70-75%. “Thường sẽ được duy trì” đồng nghĩa với trên 50%. “Có quyền hạn đáng kể” đồng nghĩa với 34-40%. “Thực sự có khả năng” đồng nghĩa với 33%. “Có căn cứ hợp lý” đồng nghĩa với 20-30%.
Các ý kiến về thuế thường mang đến cho cả khách hàng lẫn luật sư nhiều rủi ro. Các thân chủ cần phải biết mình chịu rủi ro đến đâu nếu vị trí thuế của họ không được duy trì, một vài trường hợp còn có thể bị phạt bổ sung. Đối với luật sư đưa ra ý kiến, hành động tư vấn pháp lý sai cho khách hàng có nguy cơ bị coi là việc làm phi pháp.
Trong lĩnh vực của mình, chúng ta cũng nên thống nhất sử dụng các thuật ngữ. Giống như các luật sư thuế, chúng ta nên nhận biết sự không chắc chắn, bảo đảm những người liên quan đều hiểu được nó và cố gắng quy nó về những giá trị chính xác càng nhiều càng tốt.
Câu trả lời cho phần thực hành thí nghiệm “gây sốc”:
a. Bạn phải tự tìm ra thôi!
b. Meryl Streep có 21 lần được đề cử giải Oscar.
c. Prince Roger Nelson qua đời ngày 21 tháng Tư, năm 2016, ở tuổi 57.
d. Giải Nobel lần đầu được trao vào năm 1901.
e. NFL có 32 đội.
f. Khả năng một người ở Mỹ sống tại thành phố hơn 1 triệu dân là vào khoảng 8%.
g. 1.865.908 người đã bầu cho Abraham Lincoln vào năm 1860.
h. Tượng Nữ Thần Tự Do cao 93m.
i. The Beatles có 20 ca khúc dẫn đầu bảng xếp hạng Billboard.
j. Cứ bốn người Mỹ trưởng thành lại có một người chết vì bệnh tim, tức 25%.