[1]
Ký ức của một người nhảy việc
Bạn lớn lên ở Florida, học đại học tại Georgia, vừa ra trường thì được hai nơi tuyển dụng, Công việc ở Boston là một lựa chọn tốt hơn để phát triển sự nghiệp, nhưng bạn rất ngại thời tiết ở New England. Dù sao thì bạn cũng lớn lên ở miền Nam và không biết có thích nghi được với vùng đất mới ấy không. Bạn đến Boston vào tháng Hai xem mùa đông thế nào và thấy rằng cũng không đến nỗi tệ – không tệ đến mức phải bỏ qua một cơ hội làm việc tốt. Bạn chọn công việc ở Boston. Và những ngày ở đó khiến bạn thực sự tuyệt vọng! Khi mùa đông thực sự đến, bạn không thể chịu nổi cái lạnh và sự ảm đạm tại nơi này. Dù đã có trong tay một công việc như mơ, đến tháng Hai năm sau, bạn “đầu hàng”, nghỉ việc, và về nhà. Hãy khoanh tròn vào những câu mà bạn nghĩ rằng mình sẽ nói với bản thân hoặc ai đó sẽ nói với bạn sau khi bạn về nhà: |
||
Một người bạn sẽ nói: “Tớ biết thế nào cậu cũng ghét Boston”. (Thực tế là: Có ai nói trước với bạn đâu). |
Mình biết ngay là mình nên nhận công việc ở Georgia mà! |
|
Mình nên hiểu là mình sẽ không chịu nổi mùa đông ở đó mới phải. Rõ ràng mình sẽ ghét nó. Mình lớn lên ở miền Nam mà! |
||
Mình phải thấy trước chuyện này rồi mới đúng chứ. Công việc không bao giờ là đủ tốt để mình phải chịu đựng thời tiết khủng khiếp đến thế. |
Một người bạn nói: “Tớ biết thế nào cậu cũng sẽ bỏ chạy trong vòng chưa đầy một năm”. |
|
Trong đời chúng ta, luôn có những người mà câu cửa miệng của họ là: “Tôi đã bảo mà” – họ có thể nói ngay câu này với bạn sau khi chứng kiến bạn thất bại nặng nề, hoặc buôn chuyện về bạn với người khác. Tương tự, khi nhận về một kết cục tệ hại, phần lớn chúng ta đều tự trách mình, cứ thắc mắc mãi về việc sao mình có thể đưa ra lựa chọn như vậy khi đã biết trước rằng kết quả sẽ không tốt. Đó là lý do vì sao bạn khoanh vào tất cả các đáp án trên. Đa phần chúng ta đều vậy. |
Bạn lớn lên ở Florida, học đại học tại Georgia, vừa ra trường thì được hai nơi tuyển dụng, một ở Georgia và một ở Boston. Công việc ở Boston là một lựa chọn tốt hơn để phát triển sự nghiệp, nhưng bạn rất ngại thời tiết ở New England. Dù sao thì bạn cũng lớn lên ở miền Nam và không biết có thích nghi được với vùng đất mới ấy không. Bạn đến Boston vào tháng Hai xem mùa đông thế nào và thấy rằng cũng không đến nỗi tệ – không tệ đến mức phải bỏ qua một cơ hội làm việc tốt. Bạn chọn công việc ở Boston. Và bạn thích nó! Mùa đông chẳng phải là một vấn đề quá to tát. Thực ra bạn còn thích tuyết và thích mê những lần đi trượt tuyết! Thêm nữa, công việc này đúng như những gì bạn từng mơ ước. Và bạn trụ lại ở Boston, một thời gian dài. Sau câu chuyện này, trên thang điểm từ 0-5, hãy đánh giá xem khả năng bạn thốt lên những câu này là bao nhiêu: “Không thể tin nổi là suýt nữa mình đã không nhận công việc này chỉ vì quá lo ngại chuyện thời tiết. Mình lẽ ra phải biết mùa đông chẳng phải vấn đề gì lớn lao mới đúng”. Rất ít khả năng 0 1 2 3 4 5 Rất nhiều khả năng Sau câu chuyện này, hãy đánh giá xem khả năng có ai đó sẽ nói với bạn những câu này: “Tôi đã bảo là sẽ đâu vào đấy cả mà! Tôi biết chắc bạn sẽ thích mà! Bạn nên biết rằng thời tiết chẳng thể ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bạn đâu!”. (Thực tế là: Họ không hề nói trước với bạn!). Rất ít khả năng 0 1 2 3 4 5 Rất nhiều khả năng Tôi đoán bạn sẽ cho rằng cả hai điều trên đều có nhiều khả năng xảy ra. |
Rõ ràng quyết định chọn công việc là như nhau, bất kể kết quả về sau có thế nào: Bạn tin rằng công việc ở Boston tốt hơn, nhưng bạn lại không chắc về việc thời tiết ở một nơi xa lạ sẽ có ảnh hưởng lớn đến mức nào đối với cuộc sống của bạn.
Điểm then chốt là bạn chưa từng trải nghiệm hết mùa đông New England nên không thể biết chắc được điều này.
Bạn băn khoăn trước quyết định chuyển đến Boston. Bạn ghét nó. Sau đó bạn thốt lên: “Sao mình lại có thể không biết trước điều này chứ?”.
Bạn trăn trở trước quyết định chuyển đến Boston. Bạn thích nó. Rồi bạn reo vang đầy tự hào: “Mình biết mọi chuyện sẽ tốt đẹp mà!”.
Quyết định giống nhau, kết quả trái ngược. Nhưng dù bạn có thích Boston hay không, thì bạn vẫn cảm thấy đáng ra mình đã phải biết trước kết quả này. Dù thế nào thì bạn vẫn cảm thấy kết quả này là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Dù thế nào thì bạn bè của bạn cũng vẫn nói: “Biết ngay mà!”.
Vì sao lại thế?
Vì ta có thiên kiến nhận thức muộn.
Khi bạn đưa ra một quyết định, có những điều bạn biết chắc sẽ xảy ra và có những điều bạn không chắc chúng có xảy ra hay không.
Có một điều tôi có thể chắc chắn: Vào thời điểm ra quyết định, bạn không biết trong số tất cả các tình huống có thể xảy ra, tình huống nào sẽ trở thành hiện thực.
Nhưng khi mọi việc đã xảy ra, khi bạn đã biết kết quả, bạn lại cảm thấy như mình có cơ hội để biết trước hoặc đã biết từ lâu. Cái kết thực sự chi phối trí nhớ của bạn về việc bạn có được bao nhiêu thông tin vào thời điểm ra quyết định.
Nếu tư duy suy từ kết quả khiến bạn tưởng rằng mình biết một quyết định là tốt hay xấu bởi vì bạn biết kết quả nhận được từ đó là tốt hay xấu, thì thiên kiến nhận thức muộn còn khiến mọi chuyện phức tạp hơn. Nó bóp méo ký ức của bạn về điều bạn biết khi ra quyết định theo hai cách:
1. Bạn đã biết điều gì sắp xảy ra – thiên kiến nhận thức muộn đánh tráo quan điểm thực sự của bạn ở thời điểm ra quyết định bằng một ký ức sai để phù hợp với những gì bạn biết sau khi có kết quả.
2. Bạn lẽ ra đã phải (hoặc có thể) biết điều gì sắp xảy ra – thiên kiến nhận thức muộn khiến bạn nghĩ rằng vào thời điểm ra quyết định, bạn đã có thể dự đoán được viễn cảnh này, hoặc biết rằng kết cục này là không thể tránh khỏi.
THIÊN KIẾN NHẬN THỨC MUỘN
Xu hướng tin rằng một sự việc, sau khi nó đã xảy ra, là có thể được đoán trước hoặc không thể tránh khỏi.
Tất nhiên, mô thức này không chỉ khiến bạn có cái nhìn sai về quyết định của chính mình, mà còn khiến bạn có cái nhìn sai về quyết định của người khác.
Bạn biết điều gì còn tệ hơn việc phải sống với sự nuối tiếc rằng lẽ ra bạn đã dự đoán được mọi chuyện không? Đó là câu nói ráo hoảnh: “Đã bảo mà”.
[2]
Nhận diện thiên hướng nhận thức muộn của bản thân
Bạn mua một ít tiền ảo. Khoản đầu tư của bạn sinh lời gấp năm lần. Bạn nói với bạn bè: “Tôi đã bảo rồi. Anh cũng nên đầu tư đi!”.
Ngược lại, nếu sàn giao dịch tiền ảo sập, bạn sẽ mất sạch khoản tiền đã đầu tư. Bạn tự dằn vặt: “Chuyện này mình lường trước rồi mà, lẽ ra mình phải bán lúc giá cao!”.
Trong giai đoạn thảo luận về các điều khoản trong hợp đồng, bạn muốn mình có lợi càng nhiều càng tốt, và kết quả là giao dịch đó đổ bể. Bạn tự trách mình rằng lẽ ra phải biết là “già néo” sẽ “đứt dây”.
Vài tuần sau, khách hàng quay lại, chấp nhận hợp đồng theo điều kiện của bạn. Bạn cảm thấy như mình đã biết từ lâu, rằng đó là một kế hoạch tốt, và tự hào nói với tất cả mọi người rằng: “Tôi đã bảo mà!”.
Những dấu hiệu
Có rất ít những dấu hiệu cho thấy bạn đang đánh giá tình huống bằng tư duy suy từ kết quả. Bạn khó lòng nghe được ai đó nói thành lời, rằng: “Quyết định đó thật kinh khủng vì tôi đang truy ngược từ hậu quả tệ hại để xác định rằng quyết định ấy là tệ hại”.
Nhưng thiên kiến nhận thức muộn thì lại có những dấu hiệu khá rõ để bạn nhận biết. Ví dụ: “Không thể tin là tôi lại không thấy trước việc đó sẽ đến”, “Tôi biết mà”, “Tôi đã bảo rồi mà”, hoặc “Lẽ ra tôi phải biết chứ”.
Luyện tập khả năng lắng nghe và nhận biết những dấu hiệu bằng lời nói của bạn, của người khác hay những suy nghĩ của chính bạn là một cách hay để mài giũa kỹ năng phát hiện thiên hướng nhận thức muộn của bản thân.
Giờ thì hãy đi sâu vào một số ví dụ về thiên kiến nhận thức muộn từ cuộc đời của chính bạn.
Có một ví dụ thực tế mà tôi đã nghe được trong một tiệm tạp hóa. (Nhân tiện, tôi muốn thông tin thêm: Tiệm tạp hóa là một nơi tuyệt vời để nghiên cứu hành vi con người).
Người nam: Tôi nghe thấy cô nói chuyện điện thoại. Giọng cô hay quá. Cô là người Ý à?
Người nữ: Không, tôi là người Hy Lạp.
Người nam: Tôi biết mà!
Hãy mô tả về một lần bạn hoặc ai đó ra một quyết định, sau đó khi có kết quả, bạn đã nói với ai đó hoặc với chính mình, hoặc người khác nói với bạn những câu đại loại như: “Tôi đã biết sự thể sẽ thế này mà!”. Bạn đã nói gì với chính mình hay với người kia? Dấu hiệu nào cho thấy sự có mặt của thiên kiến nhận thức muộn? Bạn hay người kia cảm thấy bản thân đã biết điều gì từ lâu? |
||
Thông tin mà bạn hoặc người kia nghĩ rằng bản thân biết từ lâu ấy có phải là điều gì đó bộc lộ sau khi sự việc xảy ra không, chẳng hạn như cách mà sự việc xảy ra? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Hãy mô tả về một lần, bạn hoặc ai đó nghĩ rằng đối phương/chính mình lẽ ra phải biết trước diễn biến của sự việc, lần mà bạn đã nói với ai khác hoặc với chính mình những câu đại loại như: “Lẽ ra mình phải biết chứ!” hoặc “Sao cậu lại không thấy được là nó sẽ xảy ra như thế nhỉ?”. Bạn đã nói gì với chính mình hoặc người khác? Dấu hiệu nào cho thấy sự có mặt của thiên kiến nhận thức muộn? Bạn hoặc người kia cảm thấy mình/đối phương lẽ ra phải biết điều gì? |
||
Thông tin mà bạn hoặc người kia nghĩ rằng mình/đối phương lẽ ra phải biết có phải là điều gì đó chỉ bộc lộ sau khi sự việc xảy ra không, chẳng hạn như cách nó xảy ra? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Thông thường, điều mà chúng ta nghĩ rằng mình “đã biết” hoặc “lẽ ra phải biết” lại thường là thông tin chỉ được tiết lộ sau khi sự việc đã xảy ra. Sở dĩ bạn nghĩ rằng mình đã biết thông tin là do một hiện tượng gọi là Memory Creep (đột nhập ký ức).
Memory Creep là sự tái xây dựng ký ức của bạn về điều bạn biết, do thiên kiến nhận thức muộn tạo ra.
MEMORY CREEP
Sau khi sự việc xảy ra, một thông tin đã “đột nhập” vào ký ức trước đó của bạn, khiến bạn nghĩ rằng mình đã biết trước thông tin này khi ra quyết định.
Vấn đề là: Khi nhớ nhầm quá khứ, bạn sẽ coi những thứ vô nghĩa là bài học của mình và đem những bài học này áp dụng vào tương lai. Nó khiến bạn rối tung lên theo hai cách:
1. Bạn sẽ không nhớ những gì mình đã biết vào thời điểm ra quyết định. Điều đó khiến bạn khó mà suy xét được một quyết định là tốt hay xấu. Để đánh giá chất lượng của một quyết định và học từ kinh nghiệm, bạn cần đánh giá trạng thái trí óc của mình một cách trung thực và nhớ lại xem mình đã biết và không biết gì càng chính xác càng tốt.
2. Thiên kiến nhận thức muộn khiến bạn cảm thấy kết quả này có vẻ dễ dự đoán hơn nhiều so với thực tế. Điều đó có thể dẫn đến việc bạn lặp lại một số quyết định không đúng và ngừng đưa ra một số quyết định thực sự chất lượng.
Thiên kiến nhận thức muộn có thể biến quả cầu pha lê thành các tấm gương khiến cơ thể biến dạng.
[3]
Bạn đã biết gì?
Và bạn biết nó khi nào?
Ký ức của chúng ta không được ghi chú thời gian kế bên. Khi mở một tập tin trên máy tính, bạn có thể thấy “ngày tạo” và “ngày chỉnh sửa gần nhất”. Tiếc thay, bộ não của chúng ta không vận hành như vậy. Chúng ta khó mà nhớ được một sự việc đã diễn ra chính xác là vào lúc nào.
Ký ức về hiểu biết của bạn ở thời điểm ra quyết định có thể bị bóp méo vì bạn đã biết kết quả. Bạn có thể điều chỉnh lại ký ức đã bị “đột nhập” này bằng cách dành thời gian để tái hiện thật cẩn thận những gì mình đã biết trước khi ra quyết định, và những gì chỉ được tiết lộ sau khi sự kiện xảy ra.
Quá trình này sẽ sinh động và dễ dàng hơn khi sử dụng một công cụ gọi là Knowledge Tracker (Theo dấu thông tin).
THEO DẤU THÔNG TIN
Điều bạn biết trước khi ra quyết định: Toàn bộ những hiểu biết và niềm tin của bạn ở trước thời điểm ra quyết định.
Điều bạn biết sau khi có kết quả: Bao gồm cả những điều bạn đã biết trước khi ra quyết định và những điều mà bạn chỉ có thể biết sau khi ra quyết định. Với mục đích của chúng ta ở đây, ta sẽ tập trung vào thông tin chỉ lộ ra sau khi “bài đã ngả”, dù có theo cách nào.
Công cụ Theo dấu thông tin giúp giảm thiên kiến nhận thức muộn bằng cách làm rõ những điều bạn đã biết và chưa biết ở thời điểm ra quyết định. Khi bạn liệt kê một cách chi tiết những điều bạn đã biết và biết vào lúc nào, những thông tin được tiết lộ sau khi sự kiện xảy ra sẽ không có cơ hội “đột nhập” vào ký ức trước đó của bạn nữa.
Bây giờ, hãy dùng công cụ Theo dấu thông tin cho các tình huống đã xảy ra trong cuộc sống của bạn, khi bạn hoặc người khác có thiên kiến nhận thức muộn. Hãy liệt kê ba lý do khiến bạn hình thành quyết định, mô tả quyết định và kết quả, sau đó đưa ra ba thông mà bạn chỉ biết sau khi đã có kết quả.
Dưới đây là ví dụ của tôi. Tôi dùng công cụ Theo dấu thông tin để liệt kê những hiểu biết của mình cho quyết định nhận việc ở Boston. Nếu tôi chuyển đến Boston, sau đó nghỉ việc, bảng Theo dấu thông tin của tôi có thể trông thế này:
THEO DẤU THÔNG TIN
Trường hợp tôi chuyển đến Boston và nhận ra đó là một xứ sở mùa đông tuyệt vời, từ đó dẫn đến kết quả vô cùng như ý, bảng Theo dấu thông tin của tôi có thể trông như thế này:
THEO DẤU THÔNG TIN
Giờ thì hãy điền vào bảng Theo dấu thông tin một trải nghiệm của bạn.
THEO DẤU THÔNG TIN
Việc theo dấu này có giúp bạn giảm được tình trạng xáo trộn ký ức không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Việc theo dấu này có giúp bạn nhận ra rằng có những thứ bạn không thể biết dù cảm thấy lẽ ra mình phải biết? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Hãy ngẫm nghĩ thêm về trải nghiệm sử dụng công cụ Theo dấu thông tin. |
Dù biết rằng đây chỉ là mô thức hoạt động của tâm trí, tuy nhiên, thật khó mà tránh được cảm giác rằng bạn đã biết chuyện gì đó trước khi nó xảy ra. Cũng rất khó để tránh được cảm giác rằng mình lẽ-ra-phải-biết. Đây là một cơ chế của não, và bạn khó mà ngưng hoàn toàn cơ chế này lại được.
Tuy nhiên, càng xác định rõ thiên kiến nhận thức muộn, nhất là bằng cách để ý đến những dấu hiệu, bạn sẽ càng tránh được cảm giác “mình đã biết” hoặc “mình đã phải biết”.
Cách bạn nhìn nhận trải nghiệm sẽ tác động đến các quyết định tương lai của bạn. Nhận diện được “điều bạn đã biết trước khi xảy ra sự kiện” và “điều bạn chỉ có thể biết sau khi sự kiện xảy ra” sẽ giúp ngăn thiên kiến nhận thức muộn bóp méo bài học từ trải nghiệm của bản thân. Trong tương lai, bạn sẽ không còn đưa ra quyết định dựa trên những cảm giác sai lầm. Khi một kết cục không tốt đẹp xảy ra, bạn cũng sẽ bớt dày vò, chì chiết mình hoặc người khác.
Theo dấu thông tin giúp bạn xác định rõ mốc thời gian – thứ đã bị xóa mờ trong thiên kiến nhận thức muộn.
VACCINE CHO THIÊN KIẾN NHẬN THỨC MUỘN
Khi sử dụng công cụ Theo dấu thông tin, bạn hoàn toàn có thể ghi chép lại “điều mình biết trước khi sự kiện xảy ra” khi đang trong quá trình đưa ra quyết định. Với một số người, khi đã nhìn thấy kết quả, họ khó mà nhớ chính xác được những hiểu biết của mình trước khi ra quyết định. Nếu bạn cũng là một người như thế, hãy dùng công cụ Theo dấu thông tin như một dạng nhật ký, ghi chép lại những gì xảy ra vào ngay thời điểm hiện tại.
Việc viết ra những lý do then chốt hình thành nên quyết định còn có tác dụng như một liều vaccine chống thiên kiến nhận thức muộn. Khi ta cẩn trọng liệt kê những gì mình biết vào từng thời điểm, mốc thời gian trở nên rõ ràng hơn, từ đó ngăn chặn những ký ức sai “đột nhập”.
Ở phần sau của cuốn sách, ta sẽ đi sâu vào những cách giúp bạn có thể ghi nhớ tốt hơn các quyết định của mình.
[4]
Thiên kiến nhận thức muộn ở khắp nơi
Giờ thì bạn đã nắm được thiên kiến nhận thức muộn là gì. Hãy dành ra vài ngày để quan sát các tình huống trong đời sống, khi bạn và mọi người bị thiên kiến nhận thức muộn chi phối. Ví dụ như quan sát đồng nghiệp ở chỗ làm, người thân trong gia đình, những bản tin, những bài đánh giá thể thao,... Ngoài quan sát người khác, quan trọng hơn, hãy “bắt quả tang” chính mình.
Hãy ghi lại bên dưới hai ví dụ mà bạn thu thập được.
Ví dụ 1: Mô tả ngắn gọn tình huống. |
||
Loại thiên kiến nhận thức muộn: |
Đã biết từ lâu ☐ |
Lẽ ra phải biết ☐ |
Có dấu hiệu hiệu nào để nhận ra chúng là thiên kiến nhận thức muộn không? Nếu có thì chúng là gì? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Hoàn thành bảng Theo dấu thông tin cho tình huống này. Nếu tình huống có liên quan đến quyết định của người khác, rõ ràng là bạn không thể chắc họ đã biết gì ở thời điểm ra quyết định. Nhưng như vậy không có nghĩa bạn không thể thử đặt mình vào vị trí của họ và đưa ra phỏng đoán hợp lý nhất về điều họ biết. Bạn thậm chí còn có thể nhờ họ điền vào chỗ trống giúp bạn. |
THEO DẤU THÔNG TIN
Ví dụ 2: Mô tả ngắn gọn tình huống. |
||
Loại thiên kiến nhận thức muộn: |
Đã biết từ lâu ☐ |
Lẽ ra phải biết ☐ |
Có dấu hiệu hiệu nào để nhận ra chúng là thiên kiến nhận thức muộn không? Nếu có thì chúng là gì? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Hoàn thành bảng Theo dấu thông tin cho tình huống này. |
THEO DẤU THÔNG TIN
Thiên kiến nhận thức muộn và sự cảm thông
Thiên kiến nhận thức muộn, cũng giống như tư duy suy từ kết quả, khiến ta thiếu cảm thông với chính mình và người khác. Thay vì đồng cảm với mọi người, ta đưa ra những phán xét vội vàng.
Ta đổ lỗi cho họ khi quyết định của họ dẫn đến một kết quả xấu, ta không hề đặt mình vào vị trí của họ ở thời điểm ra quyết định. Khi hậu quả xấu xảy đến, ta nghĩ rằng mình đã biết trước kết quả này rồi và tức giận khi họ không biết trước điều này như ta. Ví dụ như: “Anh khiến chúng ta đến sân bay muộn vì kiểu đi tắt ngớ ngẩn của mình rồi đấy. Sao anh có thể không nghĩ đến chuyện đường sẽ tắc như thế này chứ?”.
Thậm chí, ta còn dùng cách cư xử tệ hại này với chính bản thân mình trong quá khứ.
Sự thiếu cảm thông không chỉ giới hạn ở trường hợp xảy ra kết quả tồi tệ. Thiên kiến nhận thức muộn khiến ta trừng phạt bản thân mình và người khác vì đã thận trọng hoặc băn khoăn quá lâu về một quyết định đã cho ra kết quả tốt. Ví dụ như: “Sao mình có thể mất chừng đó thời gian để lo lắng về thời tiết cơ chứ? Trời đẹp thế này cơ mà!”.
[5]
Tóm tắt về thiên kiến nhận thức muộn
• Thiên kiến nhận thức muộn là khuynh hướng tin rằng một kết quả, sau khi nó xảy ra, là hoàn toàn có thể dự đoán trước hoặc chắc chắn sẽ xảy ra.
• Thiên kiến nhận thức muộn, cũng giống như tư duy suy từ kết quả, đề cao quá mức vai trò và ảnh hưởng của kết quả. Khi ai đó có thiên kiến nhận thức muộn, sự đúng/sai, tốt/xấu của kết quả tác động lên trí nhớ của họ, khiến họ nhầm lẫn về những điều mà họ biết tại thời điểm ra quyết định.
• Thiên kiến nhận thức muộn bóp méo cách bạn xử lý kết quả theo hai cách: Lẽ ra phải biết và Đã biết từ lâu.
• Có những dấu hiệu bằng lời nói hoặc suy nghĩ thể hiện rằng bạn hay người khác đang có thiên kiến nhận thức muộn.
• Khi đã biết kết quả, bạn có thể gặp phải hiện tượng Đột nhập ký ức – khi bạn nhầm lẫn rằng mình đã biết một số thông tin trước khi ra quyết định, trong khi những thông tin đó chỉ có thể được tiết lộ sau khi sự kiện đã diễn ra.
• Để rút ra bài học từ những lựa chọn của bản thân, bạn không được nhầm lẫn những thông tin mà mình biết trước khi sự việc xảy ra.
• Theo dấu thông tin là một công cụ giúp bạn phân định giữa điều bạn biết khi ra quyết định với điều mà về sau bạn mới biết.
• Thiên kiến nhận thức muộn khiến chúng ta trở nên thiếu cảm thông với chính mình và người khác.
CHECKLIST
Xác định thiên kiến của bạn.
☐ “Mình lẽ ra phải biết chứ.”
☐ “Tôi đã bảo mà.”
☐ “Tôi biết thế từ lâu.”
Hãy liệt kê thêm một vài dấu hiệu cho thấy một người đang có thiên kiến nhận thức muộn:
Giải quyết thiên kiến.
☐ (1) Có thông tin nào chỉ được tiết lộ sau khi đã có kết quả không?
☐ (2) Bạn có thể biết được thông tin đó vào thời điểm ra quyết định không? Nếu bạn có ghi chép lại những điều bạn biết ở thời điểm ra quyết định, hãy tham khảo nó.
☐ (3) Bạn có đang đánh giá mức độ có thể dự đoán của kết quả dựa trên một thông tin mà mình không thể biết trước không?
☐ (4) Sau khi trả lời ba câu hỏi trên, hãy đánh giá lại mức độ có thể dự đoán của kết quả.
Ngày 8 tháng 11 năm 2016, Hillary Clinton thất bại trước Donald Trump trong cuộc đua vào ghế tổng thống, chủ yếu vì đã thua ở 3 bang then chốt: Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Những bang này là một phần của “bức tường xanh” có truyền thống ủng hộ Đảng Dân chủ. Bà thua chỉ 80.000 phiếu trong tổng số 14.000.000 phiếu ở các bang đó.
Việc Clinton không thắng được ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đã khiến Donald Trump chiến thắng một cách bất ngờ. Dư luận cho rằng Clinton đã tự chuốc lấy thất bại vì bỏ bê 3 bang chủ chốt. Cứ lên Google và tìm kiếm từ khóa “Chiến dịch tranh cử của Clinton tại Michigan, Pensylvania, Wisconsin”, bạn sẽ thấy hết bài báo này đến bài báo khác đều đua nhau chỉ trích chiến lược tệ hại của Clinton:
• Rustbelt đã dọn đường đến chiến thắng cho Trump như thế nào (TheAtlantic.com, 10/11/2016)
• Chiến dịch của Clinton thất bại vì lơ là và một chút ngạo mạn, những người trong cuộc cho hay (HuffPost.com, 16/11/2016)
• Tường thuật: Sự chủ quan và chiến lược kém cỏi đã khiến Clinton mất 3 bang trọng yếu (Slate.com, 17/11/2016)
Nghe cũng có lý đấy chứ? Rõ ràng là đội ngũ của Clinton đã có chiến lược tệ hại. Bà lẽ ra nên vận động mạnh hơn ở những bang đó, nhưng vì bà bỏ bê những bang đó nên đã thua cuộc.
Vấn đề ở đây là: Hãy nhìn vào ngày đăng của các bài viết trên. Tất cả đều là sau khi đã có kết quả bầu cử.
Tôi đã nghiên cứu rất kỹ trên Google và không thấy một bài phê bình nào cụ thể về chiến lược của Clinton tại Michigan, Pennsylvania và Wisconsin trước khi bầu cử cả. Mặc dù có rất nhiều ý kiến chỉ trích các khía cạnh khác trong chiến lược của Clinton, nhưng chẳng có bài nào bàn về 3 bang nói trên.
Thực tế là, đã có một vài bài đặt câu hỏi về việc tại sao Trump lại tốn thời gian đi vận động tại những bang đó.
• Sao Donald Trump lại vận động ở Johnstown, Pennsylvania? (WashingtonPost.com, 22/10/ 2016)
• Sao Donald Trump lại đến Michigan và Wisconsin? (NewYorker.com, 31/10/2016)
Một số bang đã được thăm dò ý kiến trước cuộc bầu cử, bao gồm Florida, Bắc Carolina và New Hampshire. Và đó là những nơi Clinton tập trung vận động. Trong khi đó, tỉ lệ phiếu bầu của đối thủ đã dẫn trước Clinton vài điểm ở Pennsylvania, Michigan và Wisconsin.
Khi nhìn lại, ta có thể dễ dàng đặt ra giả thuyết rằng đã có sai sót trong quá trình bầu cử, vì thật vô lý khi Trump vượt hẳn Clinton về số phiếu ở 3 bang vốn là ưu thế của bà.
Nhưng có một sự thật thế này: Bạn chỉ biết là có sai sót sau khi đã bầu cử xong.
Sai sót bầu cử chỉ lộ ra sau khi có kết quả, chứ không phải trước đó.
Điều khiến cho sự việc càng tệ hơn là số liệu bầu cử toàn quốc lại không sai. Và đó cũng không phải là sai sót hàng loạt ở tất cả các bang. Trước phiên bầu cử, làm sao ban vận động của Clinton biết được rằng sẽ có vấn đề ở đúng 3 bang kia (chứ không phải ở đâu khác)? Xem ra bà không có cách nào biết được, ít nhất là khi dựa trên các thông tin được công bố rộng rãi khắp cả nước.
Nhưng lại có vô số những lời phê bình kiểu “Bà lẽ ra phải biết” từ giới chuyên gia. Cũng có rất nhiều “Tôi đã biết mà” từ họ, mặc dù chỉ cần tìm kiếm đơn giản trên Google cũng đủ cho thấy rằng nếu họ thực sự đã biết từ lâu thì đây quả là bí mật chính trị được bưng bít kín nhất trong lịch sử.