[1]
Một ý tưởng ngớ ngẩn
Bạn ghét phải ra tiệm nên đã quyết định tự cắt tóc ở nhà.
Việc này đã khiến bạn nảy ra ý tưởng phát triển Kingdom Comb – một ứng dụng chuyên tìm thợ làm tóc sẵn lòng đến nhà khách hàng, dành cho những người không muốn ra salon.
Bạn muốn là một phần của cộng đồng những người đang làm việc tự do, đặt niềm tin rất lớn vào ý tưởng của mình! Vậy là bạn bỏ việc, dốc hết tiền vào kinh doanh. Bạn còn kêu gọi vốn từ bạn bè và gia đình để khởi nghiệp.
Nhưng hóa ra thiên đường không rộng cửa cho Kingdom Comb. Start- up của bạn thất bại vì ứng dụng không thu hút được lượng người dùng tối thiểu. Bạn đã tiêu hết tiền của mình vào một dự án thua lỗ, trong đó có cả tiền của bạn bè và gia đình. Khoản nợ của bạn thậm chí còn tăng thêm trong 6 tháng đi tìm việc khác. Bạn cảm thấy có lỗi với những người đã cho bạn mượn tiền để đầu tư, và nợ nần gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa bạn với họ.
Bạn trở lại với việc tự cắt tóc cho mình.
Chưa hết, bạn ngày càng hoài nghi năng lực phán đoán của bản thân về mặt sự nghiệp và tài chính. Bạn nhận việc tại một công ty nhỏ nhưng chỉ im thin thít mỗi khi có cuộc họp liên quan đến các cải tiến hoặc hướng đi mới.
Hãy viết ra ít nhất ba kết quả có thể xảy ra đối với dự án phát triển Kingdom Comb:
1.
2.
3.
Ta sẽ phân tích tình huống này sau.
[2]
Nghịch lý của trải nghiệm
Trải nghiệm là yếu tố cần thiết cho quá trình học hỏi. Tuy nhiên, ta thường nhìn những trải nghiệm mà mình đã đi qua bằng con mắt đầy thiên kiến. Nói cách khác, những kết luận mà bạn rút ra để trở thành một người ra quyết định tốt hơn có thể sẽ cản trở quá trình tự học từ trải nghiệm của bạn.
Điều này dẫn đến một nghịch lý.
Nhiều trải nghiệm có thể là người thầy tuyệt vời. Một trải nghiệm thôi thì chưa chắc.
Nhìn vào một loạt các quyết định mà ta đã đưa ra và kết quả mà ta nhận được trong quá khứ, ta có thể rút ra những bài học có giá trị. Song, nhìn vào chỉ một quyết định và chỉ một kết quả, kết luận của ta về bài học có thể rất chủ quan, bị ảnh hưởng bởi tư duy suy từ kết quả và thiên kiến nhận thức muộn.
Rắc rối nằm ở đây: Ta lần lượt học từng bài học thông qua từng kết quả, cho rằng kết quả này hoàn toàn độc lập và không liên quan gì đến kết quả kia. Ta vội vã rút ra kết luận khi chỉ nghiên cứu từng trường hợp, cố lý giải mối quan hệ giữa quyết định và kết quả thông qua chỉ một tình huống riêng lẻ. Ta không đợi đến khi có đủ dữ liệu để nghiên cứu rồi mới đưa ra kết luận.
Mọi kết quả khi đứng riêng lẻ, nhìn chung, không cho ta biết gì nhiều về việc liệu quyết định là đúng đắn hay sai lầm. Nhưng ta cứ cho rằng như vậy là đủ.
Đó là nghịch lý.
Vậy làm sao để giải quyết nghịch lý này? Gợi ý của tôi là đầu tiên, bạn phải hiểu được rằng các kết quả riêng lẻ không cung cấp cho bạn đủ cơ sở để đưa ra bất cứ khẳng định gì. Vì thế, đừng đặt để chúng ở vị trí quá tầm đó. Hãy đưa chúng về đúng vị trí của mình – bên trong một bối cảnh nơi tất cả các kết quả khác có thể xảy ra.
NGHỊCH LÝ CỦA TRẢI NGHIỆM
Trải nghiệm là yếu tố cần thiết cho việc học hỏi, nhưng từng trải nghiệm riêng lẻ lại thường cản trở việc học.
Chỉ một thay đổi nhỏ trong quá khứ, bạn có thể đã ở trong một thực
tại khác và một dòng thời gian khác. Nếu biết quan sát những dòng thời gian có thể đã thành hình này, bạn đã có được bước tiến lớn đầu tiên trong việc tìm ra khi nào mình nên học từ kết quả và mình nên học những gì.
Chúng ta có thể làm điều đó như thế nào? Đáp án: Khám phá đa vũ trụ của quyết định.
[3]
Khu rừng quyết định
Vụ thảm sát của những người tiều phu
Hãy tưởng tượng bạn đang đứng dưới gốc cây và nhìn lên những cành cây trên cao.
THỜI ĐIỂM RA QUYẾT ĐỊNH
Các cành cây = Các kết quả có thể có
Khi bạn đưa ra một quyết định, quyết định ấy sẽ mở ra nhiều khả năng, giống như một cái cây có nhiều cành cây. Mỗi cành cây đại diện cho một cách mà sự việc có thể diễn ra. Cành càng lớn thì khả năng kết quả đó xảy ra lại càng lớn. Ngược lại, cành càng nhỏ thì khả năng kết quả đó xảy ra lại càng nhỏ. Một số cành lớn tẽ ra thành nhiều nhánh. Các nhánh đó đại diện cho những sự việc có thể diễn ra tiếp theo trong tương lai, tùy thuộc vào những sự kiện phát sinh lúc đó.
Tương lai hiện ra trước mắt bạn như thế: một cái cây với vô số cành, nhánh, đại diện cho vô số khả năng.
Một đứa trẻ tưởng tượng mình trở thành lính cứu hỏa, hoặc bác sĩ, hoặc một tay vợt tennis chuyên nghiệp, hoặc một phi hành gia, hoặc một ngôi sao điện ảnh.
Hoặc bạn hình dung mình sẽ yêu ai đó, hoặc thất tình, hoặc tiết kiệm được đủ tiền để nghỉ hưu, hoặc túng thiếu, hoặc được ăn món pizza cho bữa tối, hoặc đi tập gym, hoặc được thăng tiến, hoặc đổi nghề, hoặc trở thành bác sĩ.
Tại thời điểm bạn ra quyết định, hãy xem điều gì có thể xảy ra, bạn sẽ thấy rất nhiều khả năng. Và bạn sẽ thấy những khả năng đó trong những bối cảnh khác nhau, cùng với biết bao thứ khác – chúng đều là những khả năng có thể xảy ra.
Điều đó có nghĩa là, bạn đã nhìn lướt qua đa vũ trụ trước khi ra quyết định.
Khi tương lai được hé mở và chỉ một cành cây trong vô số cành cây ấy trở thành sự thật, điều gì sẽ xảy ra với cái cây vốn chứa đầy những khả năng kia?
Tâm trí bạn sẽ xách một chiếc rìu, hủy hoại tất cả những biến số khác đã có thể xảy ra, chỉ để lại đúng một cành – cành cây đại diện cho kết quả mà bạn nhận được.
Như thể ai cũng lớn lên và có được cùng một công việc trong mơ – tiều phu.
CÁI CÂY SAU KHI CÓ KẾT QUẢ
Sau khi đã biết mọi chuyện sẽ xảy ra thế nào, bạn chặt hết những cành đại diện cho những khả năng đã không xảy ra. Khi những cành cây khác bị chặt đứt, không ai còn nhớ về chúng. Không ai nhớ rằng đã từng có rất nhiều tương lai khả dĩ. Thay vì nhìn lên một cái cây với rất nhiều khả năng, giờ đây bạn chỉ nhìn thấy đúng một nhánh cây nhỏ bé. Nó trông chẳng khác gì cành to nhất, vì đó là thứ duy nhất trong tầm mắt bạn.
Bạn không còn nhìn thấy đa vũ trụ nữa.
Trong mắt bạn, Trái đất phải là hình cầu. Khủng long phải tuyệt chủng. Loài người phải tiến hóa thành giống loài thống trị hành tinh. Phe Đồng minh phải thắng Thế chiến thứ Hai. Không ai qua mặt được Amazon trong mảng bán lẻ trực tuyến.
Bạn phải được sinh ra làm con của bố mẹ mình tại đúng thời điểm và nơi chốn mà bạn được sinh ra.
[4]
Đặt cái rìu xuống
Để giải quyết được nghịch lý của trải nghiệm, đầu tiên, bạn cần cố gắng ráp lại cái cây với đầy đủ cành, nhánh như trước.
Hãy nhặt những cành cây, nhánh cây dưới đất lên và gắn vào lại thân cây – hãy tái hiện đúng bối cảnh khi bạn chưa biết kết quả là gì. Khi làm thế, nhánh cây đại diện cho kết quả đã trở thành sự thật lại quay trở về đúng với bản chất ban đầu của nó – một trong rất nhiều những khả năng có thể xảy ra.
Giả sử, bạn đang cố tìm hiểu xem quyết định nhận việc ở Boston đã dạy cho mình điều gì. Nếu kết quả là bạn không chịu đựng được thời tiết ở Boston và bỏ việc sau 6 tháng, “cái cây” sau khi bị chặt hết cành sẽ chỉ còn một “cành” duy nhất:
Và sau khi được ráp lại, cái cây có thể trông như thế này:
HÌNH DÁNG CỦA CÁI CÂY SAU KHI
LẤY LẠI ĐƯỢC TẤT CẢ NHỮNG CÀNH CÂY
Ví dụ trên chính là nền tảng của một cái cây quyết định, một công cụ hữu ích để đánh giá các quyết định cũ và cải thiện chất lượng của các quyết định mới. Ta sẽ còn tiếp tục trở lại với công cụ này.
Lưu ý, trong số những kết quả có thể xảy ra, có những kết quả tốt hơn và cũng có một số tệ hơn kết quả bạn nhận được. Thường sẽ là như thế sau khi bạn đã ghép lại cái cây và thấy rõ mọi thứ – kết quả đã xảy ra trong thực tế hiếm khi là kết quả tốt nhất hay tệ nhất.
Nếu bạn tự nhìn nhận lại thì lựa chọn công việc ở Boston có vẻ là một quyết định tồi tệ. Có vẻ như bạn lẽ ra phải biết mình không chịu được thời tiết ở đó. Nhưng điều cái cây cho thấy là việc bạn sẽ ghét mùa đông, hay bạn sẽ thích công việc, hay bạn sẽ rời Boston,... tất cả đều không chắc chắn vào thời điểm bạn ra quyết định.
Hãy trở lại với Kingdom Comb.
Hãy nhớ, bạn phát triển Kingdom Comb cho những người không muốn ra tiệm cắt tóc nhưng vẫn có nhu cầu được chăm sóc tóc một cách bài bản tận nhà.
Start-up của bạn thất bại khi ứng dụng không đạt được lượng người dùng tối thiểu. Bạn hết tiền (cả tiền của bạn bè lẫn gia đình đều mất trắng).
a. Ghi lại quyết định bạn đã đưa ra và kết quả mà bạn nhận được:
b. Dùng những kết quả có thể xảy ra mà bạn đã xác định trong bài tập ở đầu chương để vẽ ra một cái cây.
Giờ là một kịch bản khác.
Bạn ghét phải ra salon nên quyết định tự cắt tóc ở nhà.
Điều đó khiến bạn nảy ra ý tưởng phát triển Kingdom Comb – một ứng dụng tìm thợ làm tóc sẵn lòng đến nhà khách hàng, dành cho những người cũng không muốn ra salon như bạn. Bạn muốn chứng minh bản lĩnh của mình trong xu hướng làm việc tự do đang nổi lên gần đây, và tự tin rằng ý tưởng này sẽ thành công!
Bạn bỏ việc, dồn hết tiền vào kinh doanh. Bạn còn kêu gọi vốn của bạn bè và gia đình để khởi nghiệp.
Thiên đường mở ra cho Kingdom Comb. Dự án này vô cùng hứa hẹn, bạn nhận được thêm tiền đầu tư và thu hút sự chú ý của hàng loạt đối tác lẫn các chuỗi salon làm tóc. Bạn nhận được đề nghị bán ứng dụng cho một trong các công ty đầu tư với giá 20 triệu USD, ngay cả trước khi có doanh thu.
Bạn bè và gia đình bạn nhận lại được một khoản lớn, bạn cũng thế.
Bạn được các start-up khác và cả các công ty công nghệ lớn mời chào.
Bạn nhận lời và sẽ có một sự nghiệp tuyệt vời trong ngành công nghệ.
a. Hãy viết ra quyết định và kết quả
b. Hãy thêm các kết quả có thể xảy ra khác để hoàn chỉnh cái cây.
|
Cái cây ở hai kịch bản này có giống nhau không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Dù sự thật là công ty thất bại hay thành công thì cái cây được dựng lại vẫn nên giống nhau.
Có thể Kingdom Comb sẽ không bao giờ ngóc dậy nổi.
Có thể bạn sẽ phải chịu chi phí pháp lý tăng vọt do sai sót từ những người thợ khiến khách hàng không hài lòng, bị phạt vì kinh doanh không giấy phép, đối mặt với các vấn đề về bản quyền và thương hiệu,...
Có thể Kingdom Comb sẽ sống “thoi thóp” được vài năm trước khi chính thức rời khỏi thị trường.
Có thể ý tưởng này rất hay, nhưng tiềm lực của bạn chưa đủ lớn để cạnh tranh với những doanh nghiệp cũng có ý tưởng tương tự nhưng mạnh về tài chính, marketing và có sự nhạy bén trong ngành như InstaCuts hay FaceClips.
Có thể bạn phát triển được, tiếp tục nhận thêm vốn, lên sàn, có lợi nhuận và rốt cuộc mua được một chuỗi salon làm tóc toàn quốc.
Có thể công việc làm ăn đủ phát đạt để bạn nâng cấp nền tảng và cơ sở khách hàng, sau đó cứ thế mở rộng thêm: các dịch vụ làm đẹp khác, các sản phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc thú cưng, giao hàng theo yêu cầu, chăm sóc sức khỏe tại nhà và chăm sóc người già.
Tại thời điểm ra quyết định, tất cả các khả năng cho tương lai đều ngang nhau vì quyết định là như nhau. Quyết định là thứ xác định tập hợp các khả năng có thể có. Kết quả trong thực tế, dù có là thất bại hay thành công rực rỡ, thì cũng chẳng ảnh hưởng đến những gì có thể xảy ra tại thời điểm bạn ra quyết định.
Một phần của nghịch lý trải nghiệm là trực giác chúng ta không cảm nhận theo cách này. Linh tính bảo rằng kết quả thực sự quan trọng. Linh tính bảo rằng kết quả ta có được, theo một cách nào đó, làm thay đổi các kết quả có khả năng xảy ra.
Dành thời gian để tạo ra một cái cây sẽ giúp bạn “chỉnh đốn” lại cái linh tính ấy.
[5]
Tư duy phản thực (Counterfactuals)
Bạn không thể biết được một cách trọn vẹn mình phải học gì từ một kết quả trừ khi nhìn vào tất cả những điều có-thể-đã-xảy-ra.
Đó là bản chất của tư duy phản thực.
Tìm hiểu về những viễn cảnh khác ngoài thực tế mà mình đã biết giúp ta hiểu vì sao một thứ lại xảy ra hoặc không xảy ra.
TƯ DUY PHẢN THỰC
Là cách thức nghĩ về những tình huống mở đầu bằng “Sẽ ra sao, nếu như...”. Chúng là những kết quả có thể có của một quyết định nhưng không thực sự xảy ra. Đây là một thế giới nơi mọi thứ xảy ra trong đó đều là tưởng tượng và giả định.
Sẽ ra sao nếu Trái Đất phẳng hoặc vuông? Sẽ ra sao nếu thiên thạch không tiêu diệt loài khủng long? Sẽ ra sao nếu loài người tuyệt chủng trong kỷ băng hà cuối cùng? Sẽ ra sao nếu Đức không đánh bại Pháp trong Thế chiến thứ Hai? Sẽ ra sao nếu Anh không liên minh với Liên Xô? Sẽ ra sao nếu Nhật đánh bại Đức?
Sẽ ra sao nếu cha mẹ bạn là những người khác? Hoặc bạn được sinh ra ở một nơi khác? Hoặc sinh vào năm 1600?
Làm sao chúng ta có thể biết được tác động của việc ra quyết định đến cuộc sống nếu chúng ta không dùng tư duy phản thực để tự phản biện, rằng: Nếu mình ra đời trong một hoàn cảnh khác thì sao?
Nghiên cứu những tình huống bằng cách đặt ra câu hỏi “Sẽ ra sao, nếu như...” sẽ nhắc bạn nhớ rằng bạn không kiểm soát được việc mình ra đời ở đâu và khi nào – đây là những yếu tố có khả năng quyết định những điều có thể xảy ra trong cuộc đời bạn.
Tư duy phản thực sẽ giúp kết quả thực tế của bạn được xem xét trong mối tương quan với những tình huống “có thể đã” và “sẽ ra sao nếu”, điều này sẽ giúp bạn:
• hiểu được rằng yếu tố may rủi chiếm bao nhiêu phần trăm trong kết quả;
• so sánh kết quả bạn nhận được với các kết quả có thể đã xảy ra;
• buông bỏ cảm giác một điều gì đó chắc chắn phải xảy ra;
• cải thiện chất lượng bài học bạn nhận được từ những trải nghiệm trong đời.
Hãy nghĩ đến một quyết định dẫn đến một kết quả vô cùng tệ hại. a. Viết ra quyết định và kết quả: b. Dựng lại cây quyết định. |
||
c. Việc dựng lại cây quyết định có thay đổi cách mà bạn cảm nhận về trách nhiệm của bản thân đối với kết quả đó không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Viết ra đây những gì bạn suy ngẫm. |
||
d. Có kết quả nào trong danh sách những kết quả có thể xảy ra còn tệ hơn kết quả mà bạn nhận được không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Chọn ra một quyết định trong đời bạn đã dẫn đến một kết quả tuyệt vời. a. Viết ra quyết định và kết quả: b. Dựng lại cây quyết định. Ngoài kết quả thực tế, hãy thêm vào những kết quả khác có thể có. |
||
c. c. Việc dựng lại cây quyết định có thay đổi cảm nhận của bạn về trách nhiệm của mình đối với kết quả đó không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Viết ra đây những gì bạn suy ngẫm. |
||
d. Có kết quả nào trong danh sách những kết quả có thể xảy ra tốt hơn kết quả bạn nhận được không? |
CÓ ☐ |
KHÔNG ☐ |
Việc nào sau đây khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn? |
||||
Dựng lại cây cho một kết quả tồi |
Dựng lại cây cho một kết quả tốt |
Cảm thấy như nhau |
Nếu giống với đa số, bạn sẽ thích dựng lại cây và khám phá các phiên bản phản thực của một kết quả tồi hơn là dựng lại cây cho một kết quả tốt đẹp. Nếu Kingdom Comb thất bại, bạn sẽ cảm thấy được an ủi hơn nếu biết rằng thất bại đó không hoàn toàn do lỗi của bạn. Bạn cảm thấy tốt hơn khi biết dự án của mình vốn có nhiều khả năng thành công, và có thể gặp phải những thất bại thậm chí là tệ hại hơn.
Ở một mức độ nào đó, bạn cảm thấy như mình có thể thoái thác trách nhiệm khi nhìn thấy kết quả tiêu cực của mình giữa rất nhiều những viễn cảnh có thể xảy ra khác, bởi vì trong bối cảnh này, dường như bạn thấy rõ hơn sự can thiệp của yếu tố may rủi.
Ai lại không mong thoát được trách nhiệm khi việc không thành chứ?
Mặt khác, nếu Kingdom Comb nhanh chóng được bán lại với giá 20 triệu đô-la, bạn sẽ không được vui cho lắm khi biết thành công này không hoàn toàn là nhờ bạn. Thật chẳng vui vẻ gì để biết rằng quyết định mà mình vốn cho là sáng suốt ấy có thể thất bại theo nhiều cách, và thậm chí là còn nhiều khả năng khác thành công hơn so với mức hiện tại.
Chúng ta ai cũng muốn đề cao vai trò của bản thân trong thành công của mình. Nếu bạn thất bại, tất nhiên bạn muốn biết rằng trách nhiệm của mình trong việc này thật ra không lớn đến thế. Nhưng ai lại mong thoái thác trách nhiệm đối với một kết quả tuyệt vời chứ?
Bạn muốn đấy.
Việc chấp nhận thành công một cách nghiễm nhiên mà không đánh giá lại vai trò của mình có thể khiến bạn vui trong chốc lát, nhưng làm vậy nghĩa là bạn sẽ để mất rất nhiều cơ hội học hỏi. Bạn sẽ không bao giờ biết rằng có những cách thậm chí còn giúp kết quả trở nên tốt hơn. Bạn sẽ không khám phá được rằng liệu có quyết định nào có khả năng thành công nhiều hơn hay không. Và cuối cùng, bạn cũng sẽ không biết rằng các kết quả tồi tệ đã có thể xảy ra.
Có sự khác biệt trong thái độ của chúng ta đối với việc dựng lại đầy đủ cái cây: Ta muốn làm việc này khi thất bại hơn là khi thành công.
Bạn sẽ không bao giờ biết được những điều tốt đẹp đến với mình là do các quyết định đúng đắn hay là do may mắn.
Ta phải nhìn nhận sự việc theo đúng bản chất của nó, không hơn không kém, dù đó là sự kiện tích cực hay tiêu cực. Ta phải đối diện với việc khám phá tất cả các kết quả mà mình có.
Khi bạn đã có được những kết quả tuyệt vời, nếu không dùng tư duy phản thực để đánh giá lại chúng thì trước sau gì chúng cũng rời khỏi bạn. Việc từ chối hiểu ý nghĩa của kết quả thực tế trong mối tương quan với các kết quả khả dĩ khác có thể ngăn bạn đưa ra những quyết định tốt hơn trong tương lai và kìm hãm khả năng phát triển thêm hoặc giữ vững những khoản thu về mà bạn đã có.
[6]
Tóm tắt đa vũ trụ quyết định
• Nghịch lý của kinh nghiệm: Kinh nghiệm là rất cần thiết cho việc học hỏi. Tuy nhiên, các trải nghiệm riêng lẻ thường cản trở việc học, bởi vì khi đó ta chưa có đủ dữ liệu để xác định mối quan hệ giữa kết quả với chất lượng của quyết định.
• Xem xét kết quả đã xảy ra trong mối tương quan với những khả năng khả dĩ khác có thể giúp giải quyết nghịch lý này.
• Có nhiều tương lai khả dĩ, nhưng chỉ có duy nhất một sự việc đã xảy ra. Bởi thế, ta có cảm giác kết quả ấy là điều chắc chắn phải xảy ra.
• Dựng lại cây quyết địnhđể đưa kết quả thực tế vào đúng bối cảnh của nó.
• Khám phá những kết quả khả dĩ là một hình thức của tư duy phản thực. Tình huống phản thực được định nghĩa là những tình huống không xảy ra trong thực tế nhưng đã có thể xảy ra.
• Thái độ của chúng ta đối với việc tái cấu trúc cây quyết định là khác nhau, tùy vào việc kết quả mà chúng ta nhận được là tốt hay xấu. Ta muốn nhìn thấy những viễn cảnh khả dĩ khác của một kết quả xấu hơn là kết quả tốt. Tuy nhiên, để ra những quyết định tốt hơn trong tương lai, ta phải chấp nhận đặt kết quả ấy vào mối tương quan với các kết quả khác, dù ta có muốn hay không.
CHECKLIST
Để đánh giá xem liệu kết quả mà bạn thu về có đang dạy cho bạn bài học gì không, hãy tạo nên một cây quyết định đơn giản, bắt đầu với:
☐ Xác định quyết định mà bạn muốn phân tích.
☐ Xác định kết quả mà bạn thu về.
☐ Cùng với kết quả thực tế, tạo ra một cái cây với tất cả những viễn cảnh có thể xảy ra tại thời điểm ra quyết định.
☐ Phân tích những kết quả khả dĩ khác để hiểu rõ hơn mình phải học điều gì từ kết quả thực sự đã có.
Lúc đó là vào năm 1962, khi Thế chiến thứ Hai đã kết thúc được 15 năm . Nước Mỹ rất khác với phiên bản mà chúng ta vẫn biết . Đế quốc Nhật Bản thống trị Liên bang Đại Nhật (Greater Japanese States), vốn trước đây là bờ Tây của Hoa Kỳ, lấy San Francisco làm thủ đô . Lãnh thổ của Đại Đức Quốc xã (The Greater Nazi Reich) bao gồm cả vùng đất trước đây là bờ Đông nước Mỹ, với New York là thủ đô của Đế chế Mỹ (American Reich) . Dãy Rocky tạo thành một Vùng Trung Lập nằm giữa Nhật và Đức, hai siêu cường quốc thống trị thế giới .
Đây là bối cảnh của cuốn tiểu thuyết The Man in the High Castle (tên tiếng Việt: Thế giới khác) của Philip K. Dick, được Amazon Studios chuyển thể thành loạt phim truyền hình cùng tên rất thành công vào năm 2015.
Cuốn tiểu thuyết và loạt phim đã đặt ra vô số giả thuyết, có thể minh họa tư duy phản thực và đa tương lai.
Câu chuyện xảy ra trong một thế giới khi Phe Trục thắng Thế chiến thứ Hai. Sự kiện này khiến cho một loạt các sự việc sau đó diễn biến không theo cách mà chúng ta biết ngày nay, thậm chí ngược lại hoàn toàn. Chỉ một sự kiện nhỏ thay đổi đã làm đảo lộn lịch sử. Âm mưu ám sát tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt vào năm 1933 (mà ta biết là thất bại) đã thành công trong thế giới này, và vận mệnh của nước Mỹ thay đổi hoàn toàn. Nước Mỹ tham chiến. Sau đó, Đức tận dụng công nghệ phát triển vũ khí hạt nhân, ném bom Washington D.C., buộc Mỹ đầu hàng vào năm 1947.
Trong câu chuyện này có một hiện thực khác, trong đó Mỹ thắng Thế chiến thứ Hai – nhưng không theo cái cách ta từng biết. Franklin D. Roosevelt không bị ám sát. Việc Roosevelt sống sót đã thay đổi tất cả, và thế giới vẫn không giống với thế giới ngày nay. Roosevelt rút sau hai nhiệm kỳ. Tổng thống tiếp theo đã có những động thái khác hẳn, vì thế Hoa Kỳ đã tham chiến và thắng cuộc, nhưng vai trò của Mỹ, Anh và Liên Xô lại khác, quan hệ giữa họ trong thế giới hậu chiến cũng khác hẳn.
Ta không hay nghĩ về thế giới theo những cách như vậy. Nhưng câu chuyện nhắc ta rằng phiên bản câu chuyện mà chúng ta đang có không phải là cách diễn tiến duy nhất, cũng không phải cách duy nhất mọi thứ diễn ra.