Con người có thể giang cánh bay giữa không trung như chim Đại bàng. Đây là khát vọng từ ngàn đời của dân tộc chúng ta. Điều an ủi là: lúc 9 giờ ngày 15 tháng 10 năm 2003, theo chân phi hành gia 38 tuổi Dương Lợi Vỹ đáp tàu vũ trụ do Trung Quốc tự chế tạo bay vào không trung, mơ ước bay lên trời của dân tộc Trung Hoa từ mấy ngàn năm nay đã thành hiện thực, Trung Quốc trở thành nước thứ ba sau Nga và Mỹ đưa được phi hành gia lên vũ trụ. Tôi nghĩ, Tề Thiên Đại Thánh trong “Tây Du Ký” có sở trường “Lướt mây” nếu như còn sống chắc cũng sẽ cảm thấy mình không theo kịp thời đại, tự ngả mũ chào thua!
“Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân là tiểu thuyết kỳ lạ nhất, độc đáo nhất trong “Tứ đại kỳ thư” thời Minh Thanh, Trung Quốc. Đó là một bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng tràn đầy sắc thái tưởng tượng lạ thường, văn chương bay bổng mà lại triết lý sâu xa, tràn đầy “kỳ ảo, thú vị, ma quái, huyền bí”. Nó không chỉ là báu vật trong lịch sử văn học Trung Quốc, mà còn của toàn thế giới. Nếu chúng ta phân tích những thành quả lớn nhất của khoa học văn minh hiện đại trong 400 năm gần đây, luôn thấy “vết tích” sâu đậm của nước Trung Hoa trong lịch sử nghiên cứu khoa học, có thể nhìn thấy “hình chiếu” to lớn của khoa học viễn tưởng trong bộ tiểu thuyết ký bí “Tây Du Ký”, ví dụ như: “Hô phong hoán vũ, đánh sấm gọi mây, đằng vân cưỡi gió” tương ứng với vệ tinh khí tượng, vệ tinh thăm dò, cải tạo khí tượng nhân tạo; “Phép đằng vân” lộn một cái đi được mười vạn tám ngàn dặm cùng với máy bay tàng hình, tên lửa, phi thuyền; “Thiên lý nhãn”, “thuận phong nhĩ” cùng vệ tinh, ra-đa, máy dự báo, điện thoại; “Phép phân thân” biến hóa từ lông Khỉ cùng công trình ADN sinh vật, sinh sản vô tính; Thuật luyện đan cùng y học hiện đại; “Kim tinh hỏa nhãn” cùng ống nhòm phát sáng ban đêm, quang học viễn vọng và kỹ thuật hiển vi; “Phép ngăn nước” cùng áo chống nước, thuyền chống thấm nước; Mỹ Hầu Vương “chặt không đứt, đốt không cháy” cùng người máy hiện đại; “Thiết Bảng Như Ý” cùng với thiết bị sát thương tầm xa hiện đại; “72 phép biến hóa” vạn biến cũng không rời gốc cùng với định luật vật chất không đổi của vật lý học thời cận đại v.v… không thể kể hết được. Về tổng thể mà nói, so sánh tương quan, đương nhiên hình hài chẳng cái nào giống cái nào. Nhưng nếu phân tích, liên hệ từ bên trong những cái giống nhau của chúng, nếu đi sâu vào tìm hiểu nguyên lý, hoặc công dụng, hoặc kỹ thuật, hoặc quy luật, nghiên cứu ngọn nguồn, luôn kiểm chứng được rằng những thành quả khoa học viễn tưởng trong bộ truyện “Tây Du Ký” và khoa học văn minh ngày nay có mạch phát triển tương đồng. Mối liên hệ bên trong của hai điều này được nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ George nhắc đến vào năm 1930 trong một lần ông diễn thuyết tại một trường Đại học về đề tài “Lịch sử khoa học của Phương Đông và Phương Tây” và nhấn mạnh rằng: “trên thực tế tất cả các hạt giống khoa học đều đến từ Phương Đông… Đừng quên rằng linh cảm của nhà khoa học chúng ta đều đến từ Phương Đông”. Tôi nghĩ, cái gọi là “hạt giống” và “linh cảm” được người Mỹ nhắc đến phải chăng được khơi gợi từ hình tượng “con Khỉ” trong bộ truyện khoa học viễn tưởng phương Đông “Tây Du Ký”? Bộ tiểu thuyết kỳ bí “Tây Du Ký” là một bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng rất thành công; “Văn hóa khoa học viễn tưởng Tây Du Ký” dẫn dắt và đại diện cho hướng phát triển của văn hóa khoa học tiên tiến của dân tộc Trung Hoa và một phần thế giới. Đây là sự thực đã được lịch sử phát triển khoa học chứng minh. Ban đầu, khi triết học thời nhà Minh thịnh hành, thời đại khoa học kỹ thuật vẫn chưa phát triển, Ngô Thừa Ân có thể sáng tác nên một truyện phá bỏ hết những trói buộc của triết học đương thời, dùng ngòi bút thần thoại khoa học viễn tưởng phản ánh yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật của thời đại, trình bày khái niệm tư tưởng “con người sẽ chiến thắng được trời đất”, dù khó thực hiện nhưng cũng là điều đáng quý. Ngô Thừa Ân là nhà Thần thoại và học giả tương lai kiệt xuất của thế kỷ 16, là nhà “tiên tri” cho nền khoa học văn minh hiện đại của nhân loại được gợi mở từ nền văn minh dân tộc Trung Hoa cổ đại.