“TÂY THIÊN” RỐT CUỘC Ở ĐÂU?
Năm 627, trên đường lớn trong thành Trường An của Đường triều, ngựa xe đi lại tấp nập.
Trong đám đông tấp nập đó, một vị tăng nhân đã bước ra khỏi cổng thành tiến về phía ngoại ô. Sau lưng ông có rất nhiều tăng đồ và bá tính đến khấu đầu bái biệt, chúc phúc ông bình an thuận lợi trong chuyến đi này.
Vị tăng nhân này chính là Cao tăng Huyền Trang nổi tiếng khi đó, cũng chính là nguyên mẫu “Đường Tăng” trong tiểu thuyết Tây Du Ký. Chuyến đi này của ông là phải đến được mảnh đất Thiên Trúc – thánh địa của Phật giáo, nay là Ấn Độ, để cầu kinh văn của Phật giáo.
Lúc này, trong tâm Huyền Trang liệu có phải đã biết rõ mình muốn đi đâu hay không? “Tây Thiên” trong tâm trí của ông rốt cuộc là một nơi như thế nào? Trong Tây Du Ký có nói Đường Tăng Tây hành, trải qua trăm ngàn gian nan hiểm trở cuối cùng mới đến được Lôi Âm Tự lấy chân kinh. Vậy có thể có người sẽ hỏi, Tây Thiên ở đâu? Trên thực tế có nơi nào gọi là Lôi Âm Tự không?
Thế giới cực lạc của Tây Thiên trong truyền thuyết hay nhắc đến đương nhiên không tồn tại, nhưng cách miêu tả về Tây Thiên thì đã có từ lâu. Phật giáo được truyền vào Trung Quốc cuối đời nhà Hán, nhiều câu chuyện của Phật giáo được truyền bá rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Quốc, rất khó để nói rõ Phật tổ Thích Ca Mâu Ni rốt cuộc đã thành Phật ở nơi nào, nhưng tất cả đều biết rõ đó là ở Tây phương xa xôi, do đó Phật giáo Trung Quốc đã có cách miêu tả về Tây Thiên. Vị trí của Tây Thiên chính là Trung Á ngày nay và một góc của Nam Á (chủ yếu là Ấn Độ).
Chúng ta hãy bắt đầu nghiên cứu từ nơi khởi nguồn của Phật giáo. Phật giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Tương truyền, người sáng tạo là Siddhartha Gautama (Kiều Đạt Ma – Tất Đạt Đa) vốn là một vương tử của tộc Thích Ca – thuộc một vương quốc nhỏ nằm ở chân núi phía nam Himalaya (nay là Nepal). Năm 29 tuổi ông xuất gia tu hành, sau đó đến Ngọc Xá Thành. Ông ngồi dưới gốc cây bồ đề bên đầm sen ngoại thành nhắm mắt trầm tư, tĩnh tọa sáu năm ròng. Đến năm thứ bảy cuối cùng ông đã ngộ ra ý nghĩa chân thực của cuộc sống, từ đó đắc đạo thành Phật. Phật có nghĩa là người đại trí đại giác. Đệ tử tôn xưng ông là Thích Ca Mâu Ni, có nghĩa là “Thánh nhân của tộc Thích Ca”. Ý nghĩa cơ bản của Phật giáo cho rằng: “Sinh lão bệnh tử” mà cuộc sống con người phải trải qua đều là một bể khổ; tất cả khổ nhân xuất phát từ dục vọng, có dục vọng thì sẽ có hành động, có hành động thì sẽ tạo nghiệp, không tránh khỏi sự luân hồi trong bể khổ; cần phải diệt hết dục vọng, mới có thể triệt tiêu hết khổ nhân, đoạn tuyệt với khổ quả, đạt đến cảnh giới Niết bàn bất sinh bất diệt; hơn nữa để đến được cõi Niết bàn thì cần phải tu đạo.
Phật giáo cũng đã phát triển không ngừng và hoàn thiện mình trong tiến trình phát triển của lịch sử. Tảo kỳ Phật giáo chú trọng đến luân lý giáo hối, chủ trương chúng sinh tự cứu, Phật chỉ đưa ra một con đường mà thôi. Cho rằng tu đạo có thể nhập Niết bàn, nhưng không phải cũng có thể trở thành Phật. Đến thế kỷ thứ nhất, ảnh hưởng của Bà La Môn giáo của Ấn Độ càng lúc càng lớn, Phật giáo cũng chịu ảnh hưởng rất lớn, bắt đầu có chủ trương Phật cần có nhiều hóa thân, tạo ra rất nhiều Bồ Tát, bắt đầu sùng bái thần tượng, người ta cho rằng chỉ cần thành tâm tín ngưỡng, người người đều có thể thành Phật. Vẫn luôn duy trì hai quan điểm khác nhau đối với giáo nghĩa của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, chúng tăng trong Phật giáo bị phân chia thành hai trường phái, “Thượng Tọa Bộ” lấy Phật giáo chính thống làm nền tảng để “tự cư” (tu thiền), “Đại Chúng Bộ” lại thuộc về chấn hưng giáo phái. “Đại Chúng Bộ” chủ trương “Phổ Độ Chúng Sinh”, sáng lập ra hệ thống lý luận tôn giáo của “Đại Thừa Không Tông” và “Đại Thừa Hữu Tông”, tự xưng là “Đại Thừa”, ý nghĩa là “Đại đạo” hoặc “Đại nghiệp”, hơn nữa gọi Phật giáo nguyên thủy là “Tiểu Thừa”.
Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, phần lớn số sách được dịch đều là kinh điển “Tiểu Thừa”. Đến thời Đông Tấn mới có người dịch kinh luận của “Đại Thừa Không Tông”. Đến thời kỳ giữa và cuối của Nam Bắc triều mới có người dịch kinh luận của “Đại Thừa Hữu Tông”. Với tình hình như vậy, tăng lữ khác nhau cũng đã có sự tiếp xúc khác nhau với các bản dịch của kinh văn, dẫn đến sự lý giải về giáo nghĩa cũng khác nhau. Huyền Trang khi nghiên cứu kinh Phật thì bắt đầu từ “Đại Thừa Hữu Tông”. Nhưng khi đó điển tịch Phật giáo truyền vào Trung Quốc lại không nhiều, bản dịch khó thể hiện sát nghĩa, nhất là kinh luận mà ông nghiên cứu lại là của “Đại Thừa Hữu Tông” vốn đã có rất nhiều chỗ thiếu. Trong cả quá trình trầm tư nghiên cứu, ông càng lúc càng cảm thấy không hài lòng với số kinh điển hiện có.
Chính vào lúc đó, Giới Hiền Pháp sư của Ấn Độ là môn đồ của Ba La Mật Đa đến Trường An. Huyền Trang đã nhiều lần đàm đạo với vị pháp sư này để hiểu thêm về tình hình phát triển của Phật giáo Ấn Độ. Khi đó Ấn Độ chia thành Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung, trong đó miền Trung của Ấn Độ chính là trung tâm của Phật giáo, có lẽ tương đương với thắng cảnh linh sơn trong Tây Du Ký, Lan Đà Tự mà Thích Ca Mâu Ni ngộ đạo thành Phật nằm ở miền Trung Ấn Độ.
Chùa Phật giáo lớn nhất, uy nghi nhất ở Ấn Độ khi đó chắc chắn thuộc về Lan Đà Tự. Điển tàng trong tự phong phú, thu thập được rất nhiều tinh hoa kinh điển của Phật giáo Đại Thừa, Tiểu Thừa cùng với kinh điển cổ xưa nhất và thiên văn, địa lý, y dược, số học, âm vận của Bà La Môn giáo. Khí thế của tự viện cực kỳ lớn, bao gồm tám đại viện hùng vĩ, tăng nhân tu đạo tại đây hơn 4.000 người, cộng với các tu sĩ tổng cộng hơn một 10.000 người. Nghe nói, khi đó trong Lan Đà Tự khách tăng chúng hơn 10.000 người, trong đó thông hiểu 20 bộ lý luận kinh Phật có hơn 1.000 người, thông hiểu 30 bộ có năm trăm người, thông hiểu 50 bộ, tính cả Huyền Trang, có đúng 10 người, nhưng thông hiểu toàn bộ kinh luận thì chỉ có mỗi một mình Giới Hiền Pháp sư. Giới Hiền Pháp sư là trụ trì của ngôi chùa này, đã hơn một trăm tuổi, tinh thâm trong việc nghiên cứu lý luận của Phật học, được Ấn Độ khi đó công nhận là người có quyền uy trong giới Phật học, được xưng tụng là “Chính Pháp Tạng”.
Điển tàng phong phú như vậy, đối với người cầu trí hiếu học như Huyền Trang chắc chắn có một sức hấp dẫn vô cùng lớn, vậy là trong đúng 18 năm, Huyền Trang đã trèo đèo lội suối, khắc phục trăm ngàn gian nan, đi một quãng đường dài hơn 20.500km, du lịch qua hơn một trăm mười nước thời đó, nhận được rất nhiều sự hoan nghênh của rất nhiều quốc vương và tăng lữ ở những quốc gia mà ông đã đi qua.
Khi Huyền Trang đến được Lan Đà Tự, ở đó vẫn còn gìn giữ bảo tồn được nơi Thích Ca Mâu Ni ngộ đạo và thuyết pháp. Phần lớn trong tự viện vẫn còn lưu giữ được khá nhiều xá lợi tử của Thích Ca Mâu Ni. Nghiệp học của Huyền Trang có được chủ yếu là do khổ học điển tịch trong môi trường rất tốt tại ngôi Lan Đà Tự này. Giới Hiền Pháp sư đã nhiều năm không thuyết giảng kinh Phật cũng đã phá lệ khai giảng điển tịch chủ yếu của Phật giáo cho Huyền Trang nghe, hơn nữa còn giảng liên tục trong hơn 15 tháng. Trải qua ngày ngày khổ học, cuối cùng Huyền Trang cũng đã trở thành một pháp sư kiệt xuất, được công nhận là học giả hạng nhất trên toàn Ấn Độ.
Huyền Trang đã cực khổ nghiên cứu kinh luận Phật giáo trong thời gian năm năm tại Lan Đà Tự. Cuối cùng vào năm 645, ông đã đem theo 500 giá sách gồm hơn 650 cuốn “Chân kinh” Phật giáo về đến Trường An – Đại Đường.
Huyền Trang còn đem những điều mắt thấy tai nghe trong suốt hành trình viết thành Đại Đường Tây Vực Ký. Vì vậy, khi đó để đến Thiên Trúc (Ấn Độ), nơi còn xa hơn cả Đại Đường và Tây Vực, mọi người đều coi đó là thế giới Tây phương xa xôi. Đến thế kỷ thứ 16, tiểu thuyết gia đời nhà Minh là Ngô Thừa Ân căn cứ vào câu chuyện đi lấy kinh của Huyền Trang, sáng tạo ra tiểu thuyết thần thoại nổi tiếng Tây Du Ký. Từ đó, Đường Tăng đã trở thành nhân vật mà bất cứ một ai ở Trung Quốc cũng đều biết đến. Trên thực tế, Tây Thiên mà Đường Tăng đến cũng chính là Lan Đà Tự nằm ở ngoại thành Vương Xá nước Thiên Trúc.
Bắt đầu từ thế kỷ thứ 12, Phật giáo Ấn Độ dần dần bước vào giai đoạn suy tàn, Lan Đà Tự là ngôi chùa cổ nhất, hùng vĩ nhất của Phật giáo Ấn Độ cũng đã không tránh khỏi hai lần bị ngọn lửa chiến tranh san bằng bình địa vào các năm 1187 và 1200 gần như hoàn toàn biến mất. Mãi đến năm 1915, các nhà sử học và khảo cổ của Ấn Độ căn cứ vào bản dịch Đại Đường Tây Vực Ký của Huyền Trang, lần theo dấu vết mới phát hiện và khai quật được di tích danh sát cổ đại đã bị chôn vùi trong đống tro tàn hơn ngàn năm qua. Năm 1950, hai nước Trung – Ấn hợp tác xây dựng một nhà kỷ niệm bên ngoài nơi cư ngụ của Huyền Trang trong Lan Đà Tự tại Vương Xá thành. Gần nơi đó còn có một viện bảo tàng, lưu giữ rất nhiều văn vật khai quật được tại di chỉ Lan Đà Tự năm xưa.
THIÊN CUNG DO NGÔ THỪA ÂN SÁNG TÁC
Nếu có người hỏi, Thiên cung trong tâm trí những con người hiện đại chúng ta như thế nào, tôi có thể chắc chắn một điều các bạn sẽ trả lời một cách thoải mái rằng, Thiên cung có Ngọc Đế, Vương Mẫu, Thái Thượng Lão Quân, Nhị Lang Thần và các chư tiên khác. Vậy thì, từ đâu mà mọi người có được “cơ cấu” Thiên cung như vậy? Có thể nói, trước Ngô Thừa Ân, có rất nhiều người nói về Thiên Cung, nhưng chẳng ai có thể nói rõ. Chẳng ai có thể đem đến một đáp án mở và nhận được sự đồng tình của mọi người. Hòa thượng nói, trên trời là thế giới của Phật, nhưng các môn phái trong Phật giáo thì lại có sự bất đồng, đối với việc vị Phật nào to nhất thì lại có sự nhìn nhận khác nhau, có người nói là Như Lai, có người nói là Di Lặc, cãi nhau đến nỗi không ai chịu ai. Đạo sĩ nói, trên trời nơi nào cũng là Tiên, nhưng vị Tiên nào cao quý nhất thì chính các vị Đạo sĩ cũng chẳng biết, có người nói là Tam Thanh, có người nói là Ngọc Đế, tranh chấp mãi vẫn chưa định ra được. Chưa nói đến Phật Đạo đều có lý luận riêng của mình, quan hệ của các lộ, các phái và các chi hệ khá phức tạp đã càng khiến người ta khó phân biệt rõ ràng rốt cuộc ai lớn ai nhỏ, ai quý ai bần.
Trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đã thể hiện cho chúng ta thấy một hệ thống cơ cấu hoàn chỉnh của thần tiên. Trong cơ cấu hoàn chỉnh này được phân chia rõ ràng theo tôn ti Nho, Thích, Đạo, lớn nhỏ có thứ tự, ở trong đó chúng ta cũng có thể thấy được một thế giới Thiên cung đẳng cấp nghiêm ngặt, muôn hình vạn trạng. Sau khi Tây Du Ký ra đời, chúng ta có thể thấy được một ấn tượng rằng: Tây Thiên là thế giới của Phật, trong đó có Như Lai ở vị trí lớn nhất. Đông Thiên – cũng chính bầu trời trên đầu của chúng ta, Ngọc Đế lớn nhất. Trong Tam Thanh Lão, Đạo sĩ Thái Thượng Lão Quân là cố vấn, Thái Bạch Kim Tinh là tổng quản.
Chúng ta hãy điểm qua một chút xem hệ thống truyện thần thoại của Trung Quốc là như thế nào. Hệ thống truyện thần thoại của Trung Quốc chia thành bốn loại lớn: hệ thống truyện thần thoại thượng cổ, hệ thống kinh điển của Đạo giáo Phật giáo, hệ thống tục thần dân gian, hệ thống tiểu thuyết thần quỷ. Trong đó hệ thống truyện thần thoại thượng cổ được ra đời trong thời gian sớm nhất, thuộc vào giai đoạn sơ cấp, toàn hệ thống tuy lãng mạn nhưng hỗn loạn, chỉ có một số câu chuyện tản mát; hệ thống kinh điển của Đạo giáo Phật giáo quá phức tạp và chuyên nghiệp; hệ thống tục thần dân gian quá tản mát và rời rạc. Chỉ có hệ thống tiểu thuyết thần ma là hoàn chỉnh nhất, ảnh hưởng dân gian lớn nhất. Hệ thống truyện thần thoại của Tây Du Ký được xây dựng trên cơ sở này, là một hệ thống truyện thần thoại tiểu thuyết thần ma đã được Nho gia hóa. Trước tiên, chúng ta loại bỏ đi phần phản diện của yêu ma quỷ quái trong hệ thống này không nhắc đến, chỉ nói đến mặt chính diện: Tiên giới, Phật giới, Thần giới, chúng ta sẽ hiểu được ba giới này rốt cuộc là như thế nào.
Đầu tiên chúng ta xem xét Tiên giới. Tiên là do Đạo giáo tạo ra, là nơi truyền thừa của Đạo giáo, người thành Tiên hoặc vật thành Tiên đều có quan hệ rất mật thiết với Đạo giáo. Nhục thể của những người công đức viên mãn đều có thể thành Tiên, tất cả các vật thể đều có thể thành Tiên. Phương thức để thành Tiên có hai loại. Thứ nhất thành Tiên theo kiểu bị động, bất luận là người, động vật, thực vật thậm chí là phi sinh vật đều có thể thành Tiên. Trước đây còn có cách nói “một người thành Tiên thì ngay đến cả chó gà cũng thành tiên”. Cách thứ hai là chủ động tu Tiên. TrongTây Du Ký từng nói, “Phàm những người có cửu khướu thì có thể tu Tiên”. Như vậy chỉ có một số lượng hạn chế người và động vật mới có thể tu Tiên, nhưng cần phải tu luyện pháp thuật chính tông. Nếu tu luyện bàng môn thì không thể trở thành Tiên, chỉ có thể thành yêu ma. Sau khi thành Tiên thì được chia làm Tán Tiên và Chân Tiên. Trong đó Tán Tiên thì không được Tiên giới công nhận, chưa gia nhập chính phái, nhưng đã có được cơ thể trường sinh tiêu diêu. Chân Tiên thì được Tiên giới công nhận, có thể được chọn làm quan ở Thiên đình, cũng có thể không làm quan, dù sao cũng là do bản thân tu luyện thành Tiên, không chịu sự quản lý của Ngọc Đế. Lúc này họ có thể tìm một nơi Tiên sơn danh đảo tiêu diêu tự tại, ngày ngày đánh cờ uống rượu ngắm hoa thăm bạn, không có việc thì có thể đến nghe các vị thiên tôn giảng kinh, không màng đến thế sự, đúng là vui thú không gì bằng! Với những cảnh như vậy, có thể nói rất quen thuộc đối với chúng ta trong tác phẩm Tây Du Ký.
Tiếp đến chúng ta hãy nghiên cứu Phật, ý nghĩa mở rộng của Phật bao gồm Phật, Bồ Tát đều là những danh xưng của Phật môn. Đây là những khái niệm chỉ có ở Phật giáo, cũng là ý nghĩa thuần túy của một tôn giáo. Những người có thể thành Phật chắc chắn phải là Hòa thượng, Ni cô hoặc là những người có liên quan đến hai đối tượng trên, điểm này cũng tương tự như Tiên.
Sau cùng chúng ta nghiên cứu về Thần. Điều cần chú ý ở đây là Thần mà chúng ta đề cập đến không phải là những nhân vật thần tiên lớn như Ngọc Đế trong thần thoại thượng cổ… mà là đời sau của Thần. Cũng hoàn toàn khác với Phật và Tiên, Thần là người sau khi chết mới được sắc phong, có thể lên trên trời hoặc xuống địa phủ làm việc. Cũng có thể nói, Thần chắc chắn là những người sau khi hồn phách quy thiên biến thành, không mang theo nhục thể của mình ở dương gian, hơn nữa khi được lên trời thì sẽ phải dốc sức làm việc cho Thiên đình. Nhưng người thành Thần đều có bối cảnh tôn giáo phái sau mình, do đó không giống như Tiên hoặc Phật, không cần phải học tập hay tu luyện kinh điển tôn giáo liên quan, càng không cần bản thân phải là Đạo sĩ hoặc là Hòa thượng. Chỉ cần bạn có duyên, hoặc là người vô cùng xuất sắc của chốn dương gian, hoặc là người hành thiện tích đức nhiều, hoặc là người được nhân gian tôn kính, đều có khả năng sau khi chết được Thiên đình phong là Thần, nhậm chức quan ở trên trời hoặc dưới địa phủ, theo cách nói hiện đại có nghĩa là làm công chức nhà nước.
Sau khi chúng ta có nhận thức sơ bộ về Tiên, Phật, Thần, chúng ta hãy tìm hiểu xem Thiên đình được tả trong Tây Du Ký như thế nào. Trong Thần Tiên phả của Đạo giáo chính tông, địa vị của Tam Thanh hơn cả Lục ngự, Ngọc hoàng đại đế là một trong số Lục ngự. Nhưng đối với các bậc đế vương và Nho gia thì không bao giờ cho phép người nào trong thần thoại có địa vị cao hơn Hoàng đế cả, thế là địa vị của Ngọc Đế đã được đề cao lên, trở thành Hoàng đế của Tam giới. Ví dụ, trongTây Du Ký, Ngọc Đế đối với Lão Quân một mực tôn sùng, thậm chí còn bước xuống nghênh đón, nhưng Lão Quân vẫn phải gọi Ngọc Đế là “bệ hạ”, đồng thời còn luyện đơn cho Ngọc Đế, cư xử theo lễ quân thần. Do đó có thể thấy một điểm ở đây, nếu đem sử dụng theo thuật ngữ chính trị để giải thích thì trên thực tế Thiên đình là một nơi do Thần chiếm lĩnh địa vị thống trị, thu hút một bộ phận Đạo giáo – Phật giáo – Tiên giới, hợp thành một quốc gia mà ở đây Ngọc Đế là nguyên thủ quốc gia đó. Sau khi tam giới Tiên Phật Thần tổ chức thành một chính phủ Thiên đình, lại chịu ảnh hưởng luân lý cương thường của nhân gian. Ngọc Đế được đẩy lên làm Hoàng đế của Thiên đình, từ góc độ này có thể thấy, bất luận là Đạo tổ hay Phật tổ trên danh nghĩa đều là quần thần bên dưới Ngọc Đế. Trong Tây Du Ký thể hiện rất rõ ràng, Như Lai, Quan Âm khi nhắc đến Ngọc Đế đều nói là phụng chỉ.
Dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân, mô hình của Thiên cung thực ra chính triều đình mà ông sống. Bạn có thể thấy được hình ảnh của một Ngọc Đế, hồ đồ vô tri, ngoài việc quan tâm đến chuyện lão đạo sĩ luyện kim đơn cho mình ra, những cái khác chẳng thèm bận tâm, quần thần có một quyển tấu sớ, chỉ biết nói chuẩn tấu mà thôi, hoàn toàn là bóng dáng của Gia Tĩnh Hoàng đế.
Các sử học gia cho rằng, đời nhà Minh chính là xã hội phong kiến đạt chuẩn về mọi mặt. Một trong những tiêu chí của nó chính là chế độ quan liêu đã đạt đến mức hoàn thiện, hoàn thiện đến mức không cần đến Hoàng đế, cơ chế quan liêu vẫn có thể đạt đến trình độ tự động vận hành, rất giống với thế giới robot trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hiện đại, con người sáng tạo ra robot, sau đó robot thoát khỏi sự điều khiển của con người, tự mình hành động. Người sớm nhất cảm nhận được, thể nghiệm được cơ chế quan liêu lợi hại này chính là Gia Tĩnh Hoàng đế, Vạn Lịch Hoàng đế. Đương nhiên, chính những chế độ này đã quyết định Hoàng đế và sự xung đột của triều đình, nhìn thẳng vào hiện tượng trực tiếp chính là sự hồ đồ ngu xuẩn, vô năng của Hoàng đế, chỉ biết nói “Y khanh sở tấu” . Biểu hiện cụ thể nhất là hai vị Hoàng đế Gia Tĩnh và Vạn Lịch, ỷ lại vào một đạo sĩ, hàng ngày đối phó qua loa với việc triều chính, sau đó trốn đến hậu cung để thể nghiệm “kim đơn” trường sinh bất lão của lão đạo sĩ – không phải rất giống với Ngọc Đế sao? Hơn nữa đại thần trong triều, bề mặt tuân theo ý chỉ của hoàng thượng, kỳ thực là tự mình xử lý hết việc đại sự trong triều, Thủ phụ của Gia Tĩnh, Vạn Lịch quyền uy cực lớn, trong đó nổi tiếng nhất là Nghiêm Tung, Trương Cư Chính, thực ra đây chính sản phẩm của chế độ thời đó.
Thiên cung được Ngô Thừa Ân sáng tạo ra căn cứ vào hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Có lẽ ông cũng không hiểu rõ lắm về bề sâu của nó. Nhưng ông lại có con mắt của người làm nghệ thuật, đó chính là biết nhìn, nhưng chỉ cần như vậy đã là quá đủ.
NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ ĐÃ SẮP XẾP CHỨC VỤ “BẬT MÃ ÔN” NHƯ THẾ NÀO?
Tôn Ngộ Không từ lúc học được bản lĩnh thất thập nhị biến và phép thần thông xuất thân nhập hóa từ chỗ Bồ Đề tổ sư, cướp đoạt “Như Ý Kim Cô Bảng” của Đông Hải Long vương, lại đại náo Sâm La Điện, tự sửa sổ sinh tử, khiến cho Ngọc Đế vô cùng kinh sợ. Ngọc Đế bèn làm theo lời tấu của Thái Bạch Kim Tinh, giáng một đạo chiêu an thánh chỉ, phong Tôn Ngộ Không làm chức “Bật Mã Ôn”, mời Hầu vương đến Thiên Cung, hy vọng có thể dùng việc này để trói buộc Mỹ Hầu Vương.
Trong phả hệ thần tiên cổ đại của Trung Quốc, bao gồm các chức quan của thần tiên, có khá nhiều thứ là do tưởng tượng mà thành – nhân gian không hề có chức quan này. Tuy Tây Du Ký là tiểu thuyết thần thoại, nên nhiệm vụ của chức quan vì thế mà được hư cấu nên, có rất nhiều chức vụ mượn dùng quan chế của nhà Minh. “Bật Mã Ôn” không phải vô duyên vô cớ mà có, vậy thì trong lịch sử có chức quan “Bật Mã Ôn” hay không?
Đời nhà Minh có chức Ngự Mã Giám, bắt đầu từ năm Hồng Võ – Thái Tổ Chu Nguyên Chương, những người chấp sự toàn do thái giám đảm trách. Những thái giám làm Ngự Mã Giám, quan chức phải là chính tứ phẩm, những người thuộc vào tứ phẩm hoặc ngũ phẩm không được lựa chọn. Nhưng nếu bọn họ chăm sóc ngựa không tốt, để cho ngựa chết thì sẽ bị xử tội rất nặng. Cũng giống như trong Tây Du Ký, trên trời các giám quan Ngự Mã Giám hay nói: “Nếu có ngựa bị gầy yếu sẽ bị trách phạt. Còn nếu ngựa bị thương sẽ bị đền và hỏi tội”.
Có quan quản Ngự Mã của Minh triều gọi là Thái bộc tự, bắt đầu từ tháng Ba năm 1371, năm Hồng Võ thứ tư, chức vụ chính gọi là Thái bộc tự khanh, chức vụ phụ gọi là Thiếu khanh. Hầu vương khi đó được gọi là “Tôn Thái bộc tự.” Tại sao lại gọi là “Bật Mã Ôn”? Đừng nói là Minh triều, tất cả các quan chế của các triều đại khác đều không có chức vụ nào gọi là “Bật Mã Ôn” cả.
Căn cứ vào một ghi chép về những quái sự thời xưa, thời Đồng Tấn ngựa của nước Triệu đột nhiên lăn ra chết, có người sử dụng một loại động vật giống với viên hầu cứu sống chúng. Do vậy người đời sau thường nhốt một con khỉ ở trong chuồng ngựa, và cho rằng làm như vậy ngựa mới không bị mắc bệnh ôn dịch. Trong y học cổ truyền Trung Quốc cũng có cách nhìn nhận tương đồng với điều này. Chẳng hạn, sách Tế Dân Yếu Thuật của Giả Tư Hiệp người thời Bắc Ngụy có viết: “Thường buộc di hầu vào chuồng ngựa, có thể khiến cho ngựa không hốt hoảng và còn tránh tà, chữa được bách bệnh”. Còn Minh triều Lý Thời Trân trong bản thảo cương mục cũng có nhắc đến “Khỉ cái được nhốt trong chuồng ngựa có thể giúp ngựa tránh được ôn dịch”. “Bật Mã Ôn” (phiên âm: Bi Ma Wen = Bật mã ôn) và “Tị Mã Ôn” (phiên âm: Bi Ma Wen = Tị mã ôn) là những từ đồng âm khác nghĩa. Vậy là trong Tây Du Ký, Ngọc Đế của Thiên cung đã lựa chọn một chức quan tương đối mỹ miều có tên gọi là “Bật Mã Ôn” để cho Tôn Hầu Vương đảm nhiệm.
Rõ ràng, “Bật Mã Ôn” chẳng qua chỉ là từ đồng âm khác nghĩa với Tị Mã Ôn mà thôi. Trong tác phẩm Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân, ông đã cho giống đực là Tôn hầu tử một tên hiệu rất kỳ lạ, đây chắc chắn là một cách miêu tả rất hài hước. Dưới ngòi bút của ông, “Bật Mã Ôn” là do đích thân Ngọc Hoàng đại đế ngự chỉ, điều này chính là một sự châm biếm sâu cay đối với Hoàng đế ở trên trời và Hoàng đế dưới nhân gian. Cách thống trị của bọn họ nếu không phải là giấu giếm thì là lừa đảo. Ngọc hoàng đại đế để Hầu vương làm “Bật Mã Ôn”, chẳng qua chỉ là trong số những ví dụ lừa và giấu mà thôi.
Sau này, Tôn Ngộ Không đã biết được sự thật từ miệng của kẻ khác. Bật Mã Ôn không những là một chức quan nhỏ nhất mà còn là “chưa chính thức” trong các chức quan. Vì vậy Tôn Ngộ Không bất giác nổi giận đùng đùng, cắn răng trợn mắt, nói: “Dám khinh nhờn lão Tôn, lão Tôn ta ở Hoa Quả Sơn, xưng Vương xưng Tổ, thế mà dám lừa ta lên trời để nuôi ngựa? Kẻ nuôi ngựa chỉ là loại hậu sinh tiểu bối, là những kẻ hạ nhân, sao lại đến phiên ta cơ chứ? Ông không làm! Ông không làm!” Thế là Tôn Ngộ Không hét lên một tiếng, đạp đổ công án, đánh một mạch ra Thiên môn, về đến Hoa Quả Sơn. Bầy khỉ đến gặp Hầu vương, cũng tức giận mà nói: “Đại vương là vua ở nơi động thiên phúc địa này, được tôn trọng và vui vẻ biết bao, sao lại đi làm mã phu cho người ta cơ chứ?”
Nếu lấy bản lĩnh của Tôn Ngộ Không mà luận bàn, thì không thể oai phong như chức vụ Thiên Bồng Nguyên soái của Trư Bát Giới ở Thiên giới được, cũng không thể kêu bằng chức quan Quyển Liêm Đại tướng của Sa Tăng ở Thiên giới, chẳng trách mà Hầu vương nổi cáu. Hơn nữa, trong câu chuyện này, Tôn Ngộ Không thể hiện tính tự tôn rất quyết liệt. Đến khi lên đường đi lấy kinh, khỉ ta vẫn ghét nhất người ta gọi mình “Bật Mã Ôn”. Nếu có yêu tinh nào không biết hay cố tình xát muối vào vết thương cũ thì chắc chắn sẽ bị khỉ ta báo thù gấp đôi bằng cách tiêu diệt trọn hang ổ.
Tác phẩm Tây Du Ký đã thể hiện ý nghĩa xã hội rất rõ ràng. Ngô Thừa Ân là người hiểu rõ nhất và đã sử dụng câu chuyện này để châm biếm tầng lớp thống trị đương thời không biết dùng người. Ngô Thừa Ân là một nhà văn “lừng lẫy một thời” nhưng phải đến năm ngoài 40 tuổi mới có được chức Tuế Cống sinh, hơn 60 tuổi mới được làm Huyện thừa Trường Hưng. Ngô Thừa Ân mượn câu chuyện Tôn Ngộ Không tạo phản với ngụ ý thay cho suy nghĩ của mình, cũng muốn giành lại chút công bằng thay cho tất cả những tài tử trong thiên hạ thân hoài tuyệt học mà lại không gặp thời.
LÃO TỬ VÀ THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN
Hình tượng Thái Thượng Lão Quân trong Tây Du Ký đã để lại cho chúng ta ấn tượng vô cùng sâu sắc. Thái Thượng Lão Quân ở trong Đẩu Suất Thiên Cung. Trong hồi thứ năm có viết, Tôn Ngộ Không tự ý đi vào Bàn Đào Viên của Vương Mẫu nương nương, độc hưởng bàn đào thịnh yến, lại còn uống rượu say quắc cần câu, ngả nghiêng tiến vào Đẩu Suất Thiên Cung. Thái Thượng Lão Quân đúng lúc vừa ra ngoài, không có ở nhà, Tôn Ngộ Không liền lấy hết năm bình hồ lô đựng đầy “Cửu chuyển kim đan” mà Thái Thượng Lão Quân tốn công luyện chế mãi mới được, ăn giống như ăn đậu phộng, loáng một cái đã chén sạch. Sau này khi bị bắt, lão Quân còn nhốt Ngộ Không vào lò bát quái luyện hóa bảy bảy bốn chín ngày, dường như muốn luyện hóa Tôn hành giả và số kim đan trong bụng thành kim đan mới. Ai ngờ Ngộ Không không những chẳng bị tổn thất gì, mà còn luyện thành mình đồng da sắt, mắt lửa ngươi vàng. Sau khi ra khỏi lò Bát Quái, Ngộ Không phẫn nộ, đẩy lão Quân ngã đổ rạp xuống đất.
Vị Thái Thượng Lão Quân này, chính là tổ sư gia của Đạo giáo. Ông chính là nguyên mẫu của một triết gia trác việt thời cổ đại của Trung Quốc – Lão Tử.
Lão tử, tên Đam, còn có tên khác là Lý Nhĩ, là nhà tư tưởng cuối thời Xuân Thu, người sáng lập ra Đạo gia học phái. Trong Sử ký của Tư Mã Thiên đã sớm có những ghi chép về sự tích trong cuộc đời ông.
Lão Tử là người Khổ huyện thuộc Sở Quốc (nay là Lộc ấp tỉnh Hà Nam). Ông làm quan nhà Châu với chức Thủ tàng thất sử, tương đương với giám đốc thư viện quốc gia thời nay, do đó được đọc rất nhiều sách, học thức trác tuyệt, hơn nữa có những kiến giải của riêng mình rất độc đáo. Nhưng do triều đình khi đó hủ bại, xã hội bất ổn liên miên, Lão Tử muốn làm nhiều việc nhưng lực bất tòng tâm, thế là ông dự tính từ quan về quy ẩn. Khi ông xuất hành đến Hàm Cốc Quan ở phía Tây, quan thủ thành Doãn Hỷ đã sớm nghe đến đại danh của lão Đam, nên mời ông làm thượng khách, đồng thời mời ông viết sách để cho người đời sau. Lão Tử đã viết ra bộ sách Ngũ Thiên Ngôn, cũng chính là Đạo đức kinh. Sau khi thành sách, Lão Tử vẫn quy ẩn sơn lâm, sau này thì biệt tông biệt tích.
Do sử liệu không đầy đủ, trong Sử ký khi ghi chép về Lão Tử có rất nhiều chỗ hàm hồ không rõ ràng. Nghe nói Lão Tử sống hơn 150 tuổi, cộng thêm việc ông viết ra cuốn sách thần bí cao thâm Đạo đức kinh khiến cho bản thân ông mang rất nhiều màu sắc tôn giáo. Tư tưởng của ông, sau này đã hình thành nên tôn giáo bản địa của Trung Quốc – Đạo giáo. Bản thân ông cũng được những tín đồ đời sau của Đạo giáo vô cùng kính ngưỡng, tôn xưng làm Khai sơn Tổ sư. “Thái Thượng Lão Quân” chính là sự tôn xưng đối với ông.
“Thái Thượng Lão Quân” là tôn xưng của Lão tử. Ý nghĩa của “Thái thượng” có nghĩa là tối cao, tối thượng, cũng có ý nghĩa khác là không còn thứ gì có thể cao hơn nó nữa. Ngoài điều này ra, từ “Thái thượng” còn dùng để chỉ Hoàng đế, Thái thượng Hoàng. Tên của những vị thần tối cao trong Đạo giáo phía trước thường thêm hai chữ “Thái thượng”, có thể thấy được sự tôn kính được thể hiện trong cách gọi này.
Trong Đạo đức kinh, Lão Tử có nói thế này: “Thái thượng, hạ tri hữu chi; Kỳ thứ, Thân chi Vinh chi.” (Dịch nghĩa: Kẻ thống trị tốt xếp hàng thứ nhất, những người bị cai trị sẽ không biết về sự tồn tại của mình; Kế đến, những kẻ thống trị được dân gần gũi và ca tụng…). Tả truyện cũng nói “Thái thượng, hữu lập đức, kỳ thứ hữu lập công” (Dịch nghĩa: Trước tiên xây dựng tư cách đạo đức của bản thân, đồng thời phải khiến người khác học tập hoặc chịu ảnh hưởng bởi đạo đức của mình, tiếp cứu đất nước và nhân dân ra khỏi nguy nan thì gọi là lập công); Lễ ký thì nói “Thái thượng quý đức, kỳ thứ vụ thi báo” (Dịch nghĩa: Thời xưa, mọi người ưa chuộng đức tính đơn giản thiện lương, người đời sau mới dốc lòng thi ân và báo đáp.) Ý nghĩa của lập đức, quý đức rất phù hợp với giáo lý vô vi trị quốc của Lão tử, cho nên mới gọi là “Thái thượng”. Ý nghĩa của lập công, thi báo, cũng không phải là không tốt, cũng giành được sự mến mộ và xưng tụng của nhân dân, so sánh với “Tự nhiên” chi đạo cũng chỉ có thể là nghĩa thứ hai mà thôi, cho nên mới gọi là “Kỳ thứ”. Nếu nói ở góc độ giáo lý và giáo nghĩa, người trong Đạo giáo đem cách tôn xưng “Thái thượng” dành cho Lão quân cũng rất hợp lý.
Sau khi chúng ta biết được vị trí vô thượng của Thái Thượng Lão Quân trong Đạo giáo, không tránh khỏi băn khoăn là, Thái Thượng Lão Quân là một trong số “Tam Thanh” của Đạo giáo, được hưởng một địa vị cao như vậy, tại sao lại còn bị Tôn Ngộ Không xô ngã đổ nhào xuống đất?
Thực tế lẽ nào lại đúng như vậy? Thái Thượng Lão Quân rốt cuộc có phải là đối thủ của Tôn Ngộ Không hay không, chúng ta có thể nghiên cứu lại một số cảnh trong tác phẩm Tây Du Ký để tìm chút gợi ý.
Sau khi Tôn Ngộ Không bị đuổi khỏi Thiên Cung, Ngọc Đế từng phái Nhị Lang Thần lãnh binh đi trấn áp, kết quả là đánh đến trời long đất lở, dùng hết tất cả các chiêu số, nhưng vẫn bất phân thắng bại. Sau đó Thái Thượng Lão Quân đứng ở trên trời ném nhẹ cái vòng xuống đập trúng Ngộ Không, kết quả là Ngộ Không đã bị đánh hôn mê và bị bắt trói. Có lẽ nếu chỉ ở cảnh này chúng ta cũng chưa thể nhìn ra chiếc vòng này có gì đặc biệt cả. Trên đường đến Tây Thiên, con trâu của nhà Thái Thượng Lão Quân biến thành yêu quái chặn đường và đánh nhau với Tôn Ngộ Không, kết quả là chỉ thua Tôn Ngộ Không một chút, nhưng hắn có bảo bối, vẫn là chiếc vòng đó, vừa ra tay đã thu hết binh khí của Hầu tử.
Khi Kim Mao Hống là vật cưỡi của Quan Âm Bồ Tát tác quái, nó sử dụng Tử kim linh cũng là vật trong tay của Thái Thượng Lão Quân. Quan Âm khi đó nói: “Nếu không phải ngươi lừa được cái chuông đó ở trong tay của nó, thì có mười con khỉ nhà ngươi cũng không đánh lại nó đâu”.
Ngoài ra còn rất nhiều bảo bối lợi hại khác cũng là do Thái Thượng Lão Quân đích thân luyện chế hoặc gián tiếp luyện chế, ví dụ, Cửu Xỉ Đinh Ba, Khổn Tiên Thằng… đều có liên quan đến Lão quân. Ba việc ở trên đã chứng minh rằng Thái Thượng Lão Quân rất lợi hại, ngay đến cả một con trâu của ông đã ghê gớm đến vậy. Hơn nữa chỉ cần Lão quân rút từ dưới ống tay áo ra là đã có thể lấy được rất nhiều món đồ đáng sợ, chỉ e rằng Tôn Ngộ Không không thể chống đỡ mà thôi.
Nếu chúng ta tiếp tục suy luận thì sư phụ của Tôn Ngộ Không chính là Tu Bồ Đề Tổ sư. Tuy rằng cái tên “Tu Bồ Đề” mang đầy sắc thái của nhà Phật, nhưng căn cứ vào miêu tả trong Tây Du Ký thì ông ta hoàn toàn mang phong cách của Đạo gia. Những Tà nguyệt Tam tinh động, Linh đài phương thốn sơn, Đạo đồng… đều minh chứng rõ ông là thần tiên trong hệ thống của Đạo gia. Thái Thượng Lão Quân lại là tổ của Đạo gia, là một trong số Tam Thanh, chí cao vô thượng, nên dù Tu Bồ Đề Tổ sư có địa vị cao cỡ nào trong Đạo giáo đi nữa cũng chỉ thuộc hàng đệ tử của Thái Thượng Lão Quân mà thôi. Võ công, phép thuật của Tôn Ngộ Không đều do Tu Bồ Đề Tổ sư truyền thụ cho, nếu so với Thái Thượng Lão Quân thì chắc chắn vẫn thua một cấp.
AN MA NI BA MI HONG – CÂU ĐỐ VỀ LỤC TỰ CHÂN NGÔN
Lục tự chân ngôn hoặc gọi là “Lục tự đại minh chú”, có nghĩa là “An ma ni ba mi hong”, phiên âm tiếng Hán là (an), (ma), (ni), (ba), (mi), (hong) là một câu chú được tôn sùng nhất trong Phật giáo tạng truyền. Mật tông cho rằng đây chính là chân ngôn căn bản của Liên Hoa Bộ, cũng chính là giáo ngôn chân thực của Liên Hoa Bộ Quan Thế Âm, gọi là Lục tự chân ngôn. Sau chữ này được viết trong sách, tranh, điêu khắc trên mái hiên của công trình kiến trúc, ốp trần, đố cửa, đồ dùng trong tôn giáo, vách núi, bia đá đa phần được viết bằng Phạn văn hoặc Tạng văn.
“An” biểu thị “Phật bộ tâm”, khi đọc từ này cần phải thân, khẩu, ý và Phật hợp thành nhất thể, mới có được thành tựu. “Ma, Ni” trong tiếng Phạn có nghĩa là “Như Ý Bảo”, biểu thị “Bảo bộ tâm”, hay còn gọi là Ma Ni Bảo. Vật báu này được giấu trong não của Hải Long vương, có được vật báu này, các bảo vật khác sẽ tự động tập trung lại với nhau, hay còn gọi là “Tụ bảo”. “Ba, Hong” trong Phạn văn có nghĩa là “Liên hoa” (hoa sen), biểu thị “Liên hoa bộ tâm”, ẩn dụ Phật pháp giống như sự thuần khiết của hoa sen. “Mi” biểu thị “Kim cương bộ tâm”, có ý nghĩa là cầu mong sự thành tựu, có nghĩa là cần phải dựa vào sức mạnh của Phật mới có thể đạt đến tất cả thành tựu “Chính Giác”, phổ độ chúng sinh, cuối cùng mới đạt đến cảnh giới của Phật. Phật giáo Tạng truyền coi sáu chữ này là căn nguyên của tất cả, nếu đọc đi đọc lại sáu chữ này, có thể giải nạn tích đức, công đức viên mãn.
Tạng truyền Phật giáo cho rằng, thường xuyên đọc Lục tự đại minh chú có thể tiêu trừ bệnh khổ, hình phạt, nỗi sợ hãi khi đối diện với cái chết, tăng cường thọ mệnh, tài phú tràn đầy. Do đó, chúng ta sẽ thấy cảnh tượng trong khu tự trị của dân tộc Tạng, ai ai cũng tay lắc chuông xoay, miệng đọc Lục tự chân ngôn. Tạng truyền Mật tông Phật giáo coi Lục tự chân ngôn là căn nguyên kinh điển của Phật giáo. Tín đồ chủ trương đọc đi đọc lại câu chân ngôn này, mới có thể tích công đức, công đức viên mãn mới được giải thoát.
Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà Tạng học cho rằng, Lục tự chân ngôn có thể dịch thành “A! Mong cho tôi được công đức viên mãn, và hòa nhập với Phật!” Còn một số tác giả Tạng học lại cho rằng Lục tự chân ngôn có thể giải thích theo ý nghĩa đơn giản nhất là: “Đẹp quá! Ngọc quý trong ao sen!”.
Quan Thế Âm Bồ Tát là hóa thân của Phật, xuất hiện trên thế gian để phổ độ chúng sinh. Quan Âm từng phát nguyện rằng, nguyện tất cả lông tóc trên người tôi sẽ dành hết cho chúng sinh, hóa thành Phật Bồ Tát để giải cứu chúng sinh, không để sót một ai, nếu không đầu tôi sẽ vỡ nát. Lúc này Phật A Di Đà nói: Tôi và Tam thế chư Phật sẽ dựa vào tấm lòng từ bi này để thành chính giác, tôi sẽ giúp Quan Thế Âm.
Quan Âm Bồ Tát cảm thán phần lớn chúng sinh nan độ hết luân hồi, đã sinh lòng chán nản làm trái lời thề, toàn thân tan vỡ thành trăm mảnh. Lúc này, Phật A Di Đà biết được tiếp tục dùng lực từ bi để tịnh hóa luân hồi, thu hồi toàn bộ trăm mảnh vỡ từ cơ thể của Quan Âm hợp thành nghìn mắt nghìn tay, dùng sức mạnh lớn hơn để độ thoát chúng sinh.
Phật A Di Đà có nói: Con muốn giải trừ nỗi khổ đang phải chịu đựng của lục đạo chúng sinh, cần phải hồng dương Lục tự đại minh chú – Ong Ma Ni Ba Mi Hong, mới có thể đoạn trừ nỗi khổ đang phải chịu đựng của lục đạo chúng sinh. Mỗi một âm tiết có thể tịnh trừ luân chuyển lục đạo nhân duyên tương ứng khác nhau.
Điều càng đặc biệt hi hữu đó là, Lục tự đại minh chú có thể phong bế cánh cửa của lục đạo luân hồi, hơn nữa còn có thành tựu là đi xuyên qua thời gian, đồng thời còn là tấm thảm của Phật Quả đối với những thành tựu về sau, đạt đến tấm lòng không có gì suy chuyển.
Đồng bào ở Tây Tạng cho rằng điều kiện quan trọng nhất của việc tu hành ngộ đạo đó là phải thường xuyên đọc kinh. Do đó, không chỉ những người già đem hy vọng về hạnh phúc trong kiếp sau gửi gắm vào các bài kinh, mà người trung niên hoặc thanh niên cũng rất cần đọc kinh. Ngoài nói chuyện, ăn uống và ngủ ra, bất luận ngồi hay nằm, đi hoặc đứng, miệng họ lúc nào cũng lầm rầm đọc kinh. Kinh Phật có rất nhiều loại, nhưng người ở Tây Tạng đọc nhiều nhất vẫn là câu lục tự chân ngôn nổi tiếng và luôn mới mẻ kia: An, Ma, Ni, Ba, Mi, Hong. Người Tây Tạng thường khắc Lục tự đại minh chú này lên kim thạch, gỗ, dựng ở dọc đường hoặc viết lên vải, treo trên mái nhà, dán trên guồng nước, cối xay gió, cho nó quay tròn không ngừng, hoặc để lên trên chiếc chuông xoay, một mặt thì niệm đọc, một mặt thì lắc cho nó xoay tròn. Họ tin rằng công đức của việc xoay chuyển pháp luân, có thể giải thoát khỏi nỗi khổ của sinh tử luân hồi.
Ở khu tự trị Tây Tạng, mọi người luôn miệng tụng niệm “Lục tự đại minh”. “Lục tự đại minh” tuy dễ học nhưng để tụng niệm nhiều lần thì phải xem công đức. Thế nên đặc biệt là người già, chỉ cần thức giấc, lúc nào cũng tụng niệm Lục tự minh chú. Người dân Tây Tạng trong lúc làm việc, đi đường, lúc nào cũng tranh thủ thời gian tụng niệm. Có một tư liệu Tạng văn đề cập rằng, niệm “Lục tự đại minh” có thể khiến cho những người bị thua lỗ nhận được thức ăn và giàu có; phụ nữ có thể lấy được chồng tốt; niệm “Lục tự đại minh” trăm lần cho đến ngàn lần và đọc “Cam Chu Nhĩ (Kàh-gyur)” (kinh Tạng của Đại tạng kinh) sẽ có phúc trạch tương đồng; niệm “Lục tự đại minh” từ 10.000 lần đến 70.000 lần, có thể tiêu trừ nghiệp chướng của trăm nghìn nạn kiếp mà mình phải gánh chịu; niệm “Lục tự đại minh” một trăm nghìn lần, có thể không cần phải thọ sinh trong tam ác chi đạo nữa (nghĩa Sức sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Niệm “Lục tự đại minh” một triệu lần có thể nhận được bất diệt đế thổ; niệm “Lục tự chân ngôn” chục triệu lần, có thể chứng hiện pháp thân, báo thân, hóa thân; có thân bồ đề thì có thể thành Phật. Mọi người luôn theo đuổi việc tụng niệm nhiều “Lục tự đại minh”, ngoài việc tranh thủ thời gian đọc nhẩm trong miệng, còn chế tạo ra chuông xoay “Ma Ni”, đem cuốn kinh Lục tự đại minh cuộn lại và bỏ vào bên trong chuông xoay, dùng tay xoay đều, biểu thị đã niệm đi niệm lại hàng trăm hàng ngàn lần “Lục tự đại minh”. Có người còn dùng sức nước, sức nóng của lửa, chế tạo thành ống Ma Ni xoay trong bằng sức nước, ống Ma Ni xoay tròn bằng nhiệt năng, thay con người tụng niệm “Lục tự đại minh”. Có lúc mọi người còn dùng phiến đá đục đẽo thành “Lục tự đại minh”, xếp chồng lên ở thánh địa hoặc ngã tư, trên các vách núi, để nó có thể mãi mãi giúp mọi mọi người tụng niệm “Lục tự đại minh”.
TRONG TIỂU THUYẾT SAO CÓ NHIỀU HÔN QUÂN VÀ ĐẠO SĨ ĐẾN THẾ?
Trong Tây Du Ký, các yêu quái bị Tôn Ngộ Không hàng phục, có loại thì ở trong sơn động chiếm núi xưng vương, có loại thì từ động vật tu luyện thành yêu tinh, cũng có nhiều loại yêu tinh từ các nơi tiềm nhập nhân gian hô mưa gọi gió. Loại yêu tinh cuối cùng, bao gồm cả một số đạo sĩ do yêu tinh tu luyện mà thành, tác yêu tác quái nhân gian. Loại điển hình nhất là Hổ lực đại tiên, Lộc lực đại tiên, Dương lực đại tiên ở Xa Trì quốc và lão đạo sĩ do Lộc tinh biến thành ở Tỉ Khưu quốc. Trong hai quốc gia này, Quốc vương đã hoàn toàn sùng tín đạo sĩ, biến thành bù nhìn của đạo sĩ. Vương quyền biến thành công của đạo sĩ để gây ác đa đoan, toàn bộ quốc gia vì đó mà rối loạn bất yên, dân oán sục sôi. Đương nhiên, sau cùng kết cục của số đạo sĩ này đều khó tránh khỏi bị Tôn Ngộ Không hàng phục, âu cũng là nhân quả tuần hoàn.
Trong Tây Du Ký có nhiều đạo sĩ như vậy có nghĩa là có hiện tượng thiên kiến ở đây, lẽ nào Ngô Thừa Ân vốn rất hận đạo sĩ hay sao?
Chẳng có chứng cứ nào có thể chứng minh Ngô Thừa Ân có thù với đạo sĩ cả. Nhìn từ góc độ khuynh hướng tôn giáo của ông, bản thân ông không hề phản đối Đạo giáo, và cũng chẳng có mối thâm thù nào với Phật giáo cả. Hơn nữa trong Tây Du Ký, ông còn bày tỏ tư tưởng rõ ràng và công bằng về “Tam giáo hợp nhất”. Tư tưởng này, khi đó đã nhận được sự đồng tình phổ biến trong mọi tầng lớp. Do đó có thể thấy, Ngô Thừa Ân không phải bởi vì có thiên kiến với Đạo giáo hoặc là “ép Đạo tâng Phật” mà dùng ngòi bút của mình phê phán hay châm biếm đạo sĩ.
Chúng ta cần tìm đáp án ở bối cảnh xã hội chính trị vào thời kỳ mà Ngô Thừa Ân sống.
Ngô Thừa Ân sống vào năm Gia Tĩnh nhà Minh. Gia Tĩnh Đế tin thờ Đạo giáo, sau khi kế vị không lâu, liền phóng túng sủng tín đạo sĩ. Ông ta tổng cộng tại vị 45 năm, chẳng ngày nào màng đến việc triều chính, suốt ngày ở hậu cung với đạo sĩ và phi tần, là hôn quân nịnh đạo nổi tiếng trong lịch sử. Ông ta có một đạo sĩ được sủng tín nhất tên là Thiệu Nguyên Tiết, bởi vì đã cầu tuyết linh nghiệm cho Gia Tĩnh, được phong làm “Chân Nhân”, nhận nhị phẩm bổng lộc. Sau này Gia Tĩnh Đế sinh được một người con nối dõi, cũng cho rằng Thiệu Nguyên Tiết cầu đảo có công, do đó gia phong lên làm nhất phẩm. Năm Gia Tĩnh năm thứ 18 (năm 1539) Thiệu Nguyên Tiết qua đời, Gia Tĩnh lại bắt đầu sủng tín một đạo sĩ khác tên là Đào Trọng Văn. Đào Trọng Văn đã từng khuyên can, định thối lui về sống ở hậu cung, để thái tử lo việc quốc sự, nhưng lúc này thái tử còn quá nhỏ, chỉ mới bốn tuổi.
Hoàng đế không lo triều chính, ắt sẽ có đại thần liều chết can ngăn. Từng đại thần, không sợ long nhan đại nộ, thượng tấu trực tiếp can ngăn, nói Hoàng đế muốn ẩn hậu cung là để điều dưỡng cơ thể, chẳng qua vì muốn uống Kim đơn tráng dương mà thôi. Gia Tĩnh Đế sau khi xem xong, quả nhiên long nhan đại nộ, hạ lệnh đem vị đại thần này tống giam. Sau đó, vị đại thần này bị giam cầm đến chết. Kỳ thực, Gia Tĩnh Đế sùng tín đạo sĩ bởi một nguyên nhân rất quan trọng. Đó là ông tin rằng đạo sĩ có thể tặng cho ông mật phương dưỡng sinh. Cái gọi là mật phương, kỳ thực chính là phòng trung xuân dược. Đào Trọng Văn do có công hiến thuốc, nên nhận được sự ân sủng đặc biệt của Hoàng đế, như: có thể ngồi nói chuyện cùng hoàng thượng; đặc biệt, khi chia tay, hoàng thượng đưa đến tận cửa bắt tay cáo biệt. Có được ân sủng như vậy, e rằng thời cổ đại mấy ai có được. Gia Tĩnh ân sủng đạo sĩ, do vậy mà thành. Chính vị Gia Tĩnh Đế này đã tin nghe lời của đạo sĩ mà quảng nạp phi tần. Căn cứ theo ghi chép của Minh sử, số phi tần được thu nạp chính thức có 32 người, nhiều nhất trong số các hoàng đế của Minh triều. Nhưng nếu căn cứ vào ghi chép văn chương của thời đó, số lượng phi tần của ông không dừng lại ở con số đó. Nghe nói khi ông ta mất, có tới tận 30 phi và 26 tần.
Hôn quân ngộ quốc, hoàng đế như vậy tất nhiên không lo chính sự, dẫn đến việc quyền thần đương đạo, gian thần lộng hành. Sử sách ghi chép gian thần của Minh triều nhiều vô số kể, tác phẩm văn học cũng nhiều, đều phản ánh hiện trạng của xã hội thời đó. Tỷ dụ như Nghiêm Tung là một kẻ đại gian đại ác, làm đến chức tể tướng, nắm giữ triều chính không việc ác gì không làm, cũng được sinh ra từ trong một bối cảnh xã hội như vậy.
Là phần tử trí thức của Trung Quốc, lại có truyền thống “Thân thì ở giang hồ xa tít nhưng lại lo lắng cho miếu thờ tổ tông”, Ngô Thừa Ân cũng không ngoại lệ. Ông đã nhanh nhạy quan sát đến sự sủng ái của hoàng thượng đối với đạo sĩ, triều chính hỗn loạn tất yếu sẽ đem đến cho xã hội nhiều nguy cơ lớn. Huống hồ, sau Gia Tĩnh Đế lại là Vạn Lịch Hoàng đế, cũng là một vị vua hoang dâm vô độ, chỉ e rằng bố Gia Tĩnh đế có so sánh cũng không thể bằng được. Vạn Lịch tại vị được 48 năm, nhưng từ năm Vạn Lịch thứ 15 thì đã rất ít khi thượng triều. Thậm chí có một số quan lại đến nguyên cả một năm cũng chưa một lần được diện kiến hoàng thượng. Điều này có thể coi là một ví dụ sinh động nhất trong số các triều đại hoàng đế của Trung Quốc. Lưỡng triều Hoàng đế ngu muội. Chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là bách tính, còn ảnh hưởng xa hơn thì có học giả cho rằng, bước ngoặt của Minh triều từ thịnh chuyển suy chính là thuộc Lưỡng triều này, xã hội phong kiến Trung Quốc tụt dốc cũng chính là vào thời kỳ này.
Điều này giúp chúng ta hiểu rằng, bản thân Ngô Thừa Ân không tin Đạo cũng không tin Phật, nhưng ông không bài xích Đạo và Phật, mà chủ trương của ông là Tam giáo hợp nhất. Quan điểm về chính trị của ông là hoàng đế cần biết sử dụng hiền tài, tránh xa gian thần tiểu nhân, chăm chỉ dốc hết sức xử lý quốc sự. Nhưng khi đem ra xem xét, Hoàng đế đương triều chẳng có điểm nào có thể khiến cho thần dân của mình hài lòng cả.
Ngô Thừa Ân tuy than oán ngập lòng nhưng không dám nói, thế là đem toàn bộ tình cảm phẫn hận đối với những vị hôn quân đưa hết vào trong truyện, dung hòa vào trong tác phẩm, xây dựng lên hình tượng của từng hôn quân một. Bên cạnh những hôn quân này, ít nhiều gì cũng thấy bóng dáng của đạo sĩ. Cùng với sự lưu truyền của tác phẩm, những hình tượng văn học này đã trở nên rất quen thuộc đối với mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ lại thời đại đã qua đó.
THIÊN BỒNG NGUYÊN SOÁI BIẾN THÀNH TRƯ BÁT GIỚI NHƯ THẾ NÀO?
Trong Tây Du Ký, hình tượng của Trư Bát Giới đã gây ấn tượng sâu sắc đối với mọi người. Có người nói, Trư Bát Giới là hình tượng hỉ kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhưng thân thế của Trư Bát Giới tác giả đề cập không nhiều. Trong hồi thứ tám, Bát Giới nói với Bồ Tát rằng: “Ta vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái trong thiên hà. Chỉ vì mang rượu hý lộng Hằng Nga, Ngọc Đế đã phạt hai nghìn chùy, đày xuống hạ giới. Ta vốn định đoạt xá đầu thai, không ngờ nhớ nhầm đường, chui nhầm vào bụng con lợn nái, biến thành bộ dạng như vậy. Ta đã cắn chết lợn mẹ, đánh chết hết lũ lợn sinh cùng lứa, chiếm cứ lấy nông trường này, ăn thịt người độ nhật”. Bồ Tát đã nói: “Ta lãnh Phật chỉ, đến Đông thủ tìm người lấy kinh. Nếu ngươi chịu làm đồ đệ của người đó, đi Tây Thiên một chuyến, lấy công chuộc tội, quản giáo người thoát khỏi hình phạt”. Con quái này liền nói: “Bằng lòng! Bằng lòng!” Bồ Tát mới cắt tóc thọ giới, chỉ người đặt tên, chính là họ Trư, thay hắn lấy một pháp danh, gọi là Trư Ngộ Năng.
Còn đối với việc tại sao hắn đầu thai nhầm thì trong truyện không giới thiệu chi tiết.
Mùng 3 tháng Ba là sinh nhật của Vương Mẫu nương nương. Mỗi lần đến ngày này, Vương Mẫu nương nương đều tổ chức bàn đào thịnh yến ở Dao Trì, chúng tiên trên trời đều đến chúc thọ bà. Trên tiệc bàn đào có Thuần hương quế hoa tửu của Vương Mẫu nương nương trân quý vô cùng. Bình thường vốn không có cơ hội thưởng thức, nên chúng thần nhân cơ hội này tới uống cho thoải mái một phen. Trong số chúng thần, Thiên Bồng Nguyên Soái có tửu lượng khá nhất, cũng là người thích uống rượu nhất, mỗi lần uống đều say đến túy lúy, tàn tiệc mới quay về.
Có một lần, hắn ta một tay cầm chén rượu, một tay cầm bát rượu, uống đến khi đứng không vững, mới mơ màng rời khỏi bữa tiệc. Người ta thường nói rượu say lỡ việc, vị Thiên Bồng Nguyên Soái này quả nhiên một bước mơ màng tiến vào Quảng Hàn cung. Thiên đình có 33 tòa Thiên Cung, 72 trùng bảo điện, trong tòa nhà cũng tráng lệ đường hoàng, khí thế hùng vĩ. Các cung các điện đều là Thiên đế, Thiên vương, Thiên binh thiên tướng, duy nhất chỉ có trong Quảng Hàn cung, toàn là Tiên nữ. Tiên nữ của Quảng Hàn cung cô nào cô nấy mắt thanh mày tú, răng trắng má hồng, mỹ miều vô song, còn Hằng Nga lại là người đẹp xuất chúng. Thiên Bồng Nguyên Soái nhìn thấy Hằng Nga, nhân có hơi men trong người, mặt mày rạng rỡ bám riết lấy nàng để nói chuyện.
Ngọc Đế biết chuyện, long nhan đại nộ, bởi vì hắn đã vi phạm thiên quy, bèn đày hắn xuống hạ giới, đến một hòn đảo hoang ở Đông Hải chịu khổ. Thiên Bồng Nguyên Soái hối hận nhưng đã muộn, đành phải cưỡi mây đen bay ra khỏi Nam Thiên Môn, nhằm hướng Đông Hải mà đi.
Từ Nam Thiên Môn đến Đông Hải khoảng mười vạn tám nghìn dặm, Thiên Bồng Nguyên Soái vừa đi vừa khóc, bất giác đã đến bầu trời phía trên của thành Từ Châu. Vô xảo bất thành thư, đúng lúc này ở Hoa Quả Sơn, Tôn hầu tử cũng đang chui từ hòn đá ra. Chỉ trong nháy mắt sơn băng địa liệt, chấn động đến tận Thiên đình. Việc này đã khiến cho Thiên Bồng Nguyên Soái một phen hoảng sợ, trượt chân ra khỏi đám mây rớt xuống, hóa thành một quả cầu màu đen lao từ trên trời xuống, đầu đập vào bụng của con lợn nái đang nằm phơi nắng dưới chân núi Bạch Long, biến thành một con lợn con.
Lợn nái bị quả cầu đen đập trúng, đau đến nỗi lăn lộn dưới đất. Lúc ấy, trên núi đột nhiên xuất hiện một cái hố, lợn nái rơi vào chiếc hố thì biến thành một khe suối. Lũ lợn con bị bắn ra ngoài, biến thành hòn đá màu đen. Ngắm nhìn từ xa, trông giống như một ổ lợn con đang rúc ti lợn mẹ. Đây chính là truyền thuyết về Mẫu Trư tuyền. Chỉ có mỗi mình Thiên Bồng Nguyên Soái biến thành lợn con, còn sống và bỏ chạy ra ngoài.
Thiên Bồng Nguyên Soái sau khi biến thành lợn con, vừa mới sinh đã lớn nhanh như gió, biết đi biết chạy, tính tình nhí nhố lại còn tham ăn. Hắn phá phách mọi thứ xung quanh khe suối, hơn nữa còn chén sạch mọi cây cỏ mọc trên ngọn núi, khiến cho ngọn núi này trở nên hoang vu. Sau này, khi ông lão nuôi lợn chuẩn bị đem hắn đi giết thịt, hắn thấy đại nạn lâm đầu, liền “éc” một cái nhảy vọt qua tường rào, chạy một mạch lên ngôi miếu trên đỉnh Quý Sơn tránh nạn cho yên thân.
Lúc này, Ngọc Đế biết được Thiên Bồng Nguyên Soái sau khi bị đày xuống hạ phàm thì đầu thai nhầm chỗ, trong lòng xót xa, liền phái Thái Bạch Kim Tinh hạ phàm điểm hóa cho hắn tu luyện thành người. Thái Bạch Kim Tinh lĩnh chỉ hạ phàm, liền đến đỉnh Quý Sơn phía tây bắc thành Từ Châu chỉ đá thành miếu, ngồi đợi Thiên Bồng Nguyên Soái đến.
Con lợn béo này chạy một mạch vào trong ngôi miếu, trông thấy Phương trượng liền quỳ xuống đất khấu đầu liên tục. Vị Phương trượng vốn là Thái Bạch Kim Tinh biến thành, thấy thiên cơ không thể bỏ lỡ, bèn chắp tay trước ngực, niệm phật nói: “Phật A Di Đà, đại nạn lâm đầu trốn chạy lên núi, tiêu nạn trừ tai nhập Phật môn”. Con lợn béo nghe xong, gật đầu liên tục. Phương trượng nói tiếp: “Phật môn thập giới rất nghiêm, thiện ác như nước với lửa, thực hiện thiện pháp vô biên, vạn ác mới được giải thoát”. Con lợn béo nghe xong, lại gật đầu liên tục.
Phương trượng liền hướng dẫn nó tu luyện theo phương pháp Thiền tông, mong có được “Minh tâm kiến tính”, tiện cho việc sau này sớm tu luyện thành hình người.
Năm thứ nhất, con lợn béo ở hậu điện chuyên tâm niệm kinh, dần dần tu thành hình người; năm thứ hai, sớm tối tụng niệm kinh Phật, lược thông Phật pháp, có được một chút thần thông; năm thứ ba, hắn đã biết mình vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái chuyển thế, tự cho mình là người có “gốc gác”, chẳng thèm chuyên tâm niệm kinh tu hành nữa. Trong ba năm đó, ngày nào hắn cũng niệm kinh ăn chay, bản tính ham thích rượu chè nhậu nhẹt dần dần lộ ra, liền lén Phương trượng trốn ra ngoài ăn nhậu phá giới.
Vị Phương trượng vốn do Thái Bạch Kim Tinh biến thành, thấy hắn năm thứ nhất có ý hối cải, lại chăm chỉ niệm kinh, liền giúp hắn thoát khỏi hình hài của con lợn, trở thành hình hài con người; năm thứ hai, vốn định giúp hắn sớm ngày tu thành chính quả, trùng phản Thiên đình, không ngờ hắn đã phá hết mọi giới luật thanh quy của Phật môn, nhất thời khó thành chính quả; năm thứ ba, thấy hắn càng lúc càng không coi giới luật thanh quy của Phật môn ra gì, liền đuổi xuống núi tìm đường sống khác.
Phương trượng nói với hắn: “Ngươi vào miếu của ta đã ba năm, thời hạn đã hết, hãy xuống núi tìm kiếm kiếm danh sư cho mình đi!”
Lời này đúng như hắn muốn, lập tức ưng ngay. Phương trượng tiễn hắn đến trước cửa miếu, liền nói với hắn: “Trước khi ngươi đi, ta có hai câu này cần ngươi phải nhớ kĩ trong lòng: một, từ nay về sau, bất luận ngươi đến nơi nào, làm việc gì, cũng không được nói mình là hòa thượng xuất gia ở ngôi miếu trên đỉnh Quý Sơn; hai, bất kể là ngày nào tháng nào năm nào, cũng không được phép nhắc đến nơi sinh của ngươi.”
Vị Thiên Bồng Nguyên Soái đang mong muốn được rời khỏi ngôi miếu, để xuống núi đánh chén một bữa no say, cho nên đừng nói đến chuyện nói hai câu, cho dù là mười câu hay tám câu, hắn cũng sẽ lập tức hứa ngay. Hắn quỳ xuống trước mặt Phương trượng, thề thốt: “Khi nãy những việc Sư phụ căn dặn đồ nhi, đồ nhi đã hoàn toàn ghi nhớ, nếu có vi phạm sư mệnh, thì sẽ bị người đời xẻo tai cắt lưỡi đem đi nhấm rượu”.
Sư đồ chia tay, tại sao Phương trượng lại chỉ đưa ra hai yêu cầu đơn giản đến như vậy chứ? Thì ra Phương trượng đã biết rất rõ, lần này hắn xuống núi, nhất thời sẽ không theo con đường chính đạo, tất sẽ gây chuyện thị phi, làm xằng làm bậy. Đến khi đó, mọi người tìm đến Quý Sơn miếu bắt vạ, vậy thì rất khó đối phó. Còn nếu để cho người ngoài biết được nhà của con lợn béo nằm ở phía bắc thành Từ Châu, vậy chẳng phải cũng đem đến cho dân chúng vùng đó tiếng xấu hay sao?
Con lợn béo sau khi hạ sơn, quả nhiên đã gây ra vô số chuyện, mãi đến sau này theo hầu Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh mới chấm dứt. Có điều những lời Phương trượng căn dặn hắn trước khi chia tay, hắn không hề vi phạm điều gì. Cho nên người đời hầu như không ai biết được hắn vốn là hòa thượng của ngôi miếu trên đỉnh Quý Sơn, càng không biết được hắn là con của Mẫu Trư Tuyền ở tại phía bắc thành Từ Châu. Điều này cũng khó trách Ngô Thừa Ân không hề giới thiệu một cách tỉ mỉ về thân phận của hắn.