- Tôi rất muốn thằng bé trở nên tự lập hơn, học tốt hơn và biết đỡ đần mẹ việc nhà. Vậy nhưng thằng bé không có chung mong muốn như mẹ mình. Trốn học. Bây giờ đang giữa kì nghỉ, nó có thoải mái thời gian để ôn lại bài vở với gia sư và gỡ lại điểm ba môn Toán1. Thằng bé thậm chí không buồn thu dọn chăn ga vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nó đi ra khỏi nhà từ sáng sớm và chỉ trở về khi trời tối muộn.
1 Hệ thống chấm điểm ở Nga lấy thang điểm năm. Ba điểm chỉ vừa đủ điểm qua môn không phải thi lại.
- Thế thằng bé làm gì ngoài đường? Cả ngày thằng bé không ăn gì sao?
- Tôi không biết nữa. Nó hẹn hò, tụ tập gì đó. Với bạn bè. Thằng bé vẽ comics (truyện tranh) cùng lũ bạn. Chúng trao đổi qua internet rồi sau đó gặp nhau bàn bạc công việc. Thỉnh thoảng, thằng bé cũng được thuê vẽ và nhận được tiền thù lao. Thằng bé không xin mẹ tiền tiêu vặt. Chắc nó ăn đâu đó ngoài đường.
Và kỹ năng rất có thể ngay lập tức được hình thành nhưng bạn nghĩ sao khi lũ trẻ lớn lên, khi chúng đủ sức đấu tranh để bảo vệ bản thân, để chống lại bạo lực và kết quả hoàn toàn tránh xa khỏi việc chỉ dọn dẹp bàn.
Bạn có bao giờ tưởng tượng được không? Một cậu bé 14 tuổi tự mình kiếm tiền tiêu vặt! Tự mình tổ chức những buổi gặp mặt, tụ tập với bạn bè có chung sở thích!
Nhưng cậu bé không làm theo những điều mà bà mẹ cậu bé muốn. Do đó, cậu bé, theo quan điểm của mẹ, vẫn chưa phải là người tự lập.
Đúng vậy, việc học tập bắt buộc phải được kiểm soát. Nhưng thật khó vì cậu bé không có động lực học tập. Thay vào đó, cậu bé có sở thích với comics. Đừng cố nghĩ rằng tôi mỉa mai gì ở đây. Ai mà biết, có thể cậu bé sẽ chọn comics là nghề nghiệp của mình? Cậu bé thậm chí còn có thu nhập từ công việc này nữa cơ mà.
Nếu tiếp tục gây áp lực với cậu bé về việc học hành và gia sư, dạy kèm, rất có thể trong gia đình sẽ sớm có một sự bất đồng khó mà hòa giải. Các mối quan hệ trong gia đình cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí không thể khôi phục lại được. Sẽ tốt hơn nếu người mẹ giảm bớt áp lực về việc học hành và thể hiện sự quan tâm thật sự đến sở thích của con. Mẹ hãy tin tưởng con có thể tự mình tìm ra con đường đi phù hợp trong cuộc sống của mình. Đi trên con đường này, thằng bé có lẽ sẽ không phải sử dụng đến môn toán mà nó bị điểm ba.
Bạn chỉ có thể tác động, kiểm soát hành động của trẻ khi con bước vào độ tuổi dậy thì bằng cách tin tưởng, ủng hộ và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với con. Khi cha mẹ gây áp lực lên một đứa trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, các quan hệ sẽ dễ rơi vào trạng thái đối đầu và sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Lũ trẻ sẽ bùng nổ và tìm mọi cách làm theo ý chúng.
Một đứa trẻ tự lập không có nghĩa là một đứa trẻ “dễ chịu” và “nghe lời”, luôn làm theo mọi điều cha mẹ dặn dò. Bạn cần phải chuẩn bị và sẵn sàng đối mặt với thực tế trẻ có quan điểm, ý kiến, lựa chọn riêng của mình và trẻ cũng có quyền được phạm sai lầm.
Nếu bạn đang gặp rắc rối với tính thiếu tự lập của đứa con đang ở độ tuổi dậy thì, hãy cố gắng nhìn lại xem: con tự lập ở những việc nào? Con tự quyết định lên kế hoạch giải trí? Con tự quyết định mình sẽ tiêu tiền tiết kiệm vào những việc nào? Liệu con có thể chết đói với một cái tủ lạnh đầy ắp thức ăn? Hoặc nếu cái tủ lạnh trống trơn nhưng trong túi vẫn còn đủ tiền để mua đồ ăn tạm? Con tự chọn quần áo để mặc chứ? Tự mình giặt quần áo của mình thì sao? Và câu hỏi cuối cùng, với những điều con cảm thấy quan trọng, con có tự giác hay không?
Bạn có nhiều hơn hai câu trả lời “Có”? Như vậy điều bạn thực sự lo lắng không phải vì con tự giác hay không tự giác. Vậy thì về điều gì? Về tương lai của con? Vậy thì đã rõ. Và bây giờ hãy nghĩ xem tính tự lập, có thể đưa con đi đến đâu? Nếu con mắc quá nhiều sai lầm không thể sữa chữa được thì sao? Nếu con quá tự lập lúc đó bạn phải làm thế nào để kiểm soát được con?
Tôi sẽ trả lời luôn. Kiểm soát thông qua những giao tiếp thể hiện sự tin cậy. Hãy xuất hiện trong những sự kiện của con. Hãy biết và nắm được những kế hoạch của con. Biết được những người con giao lưu, kết bạn, những quan hệ con đang có. Thể hiện sự quan tâm chân thành đến sở thích và công việc của con, không chỉ trích và không áp đặt.