Khi kết thúc nhịn khô ngắn ngày, thông thường không có biến chứng gì nghiêm trọng, nhưng bạn vẫn nên biết một số biến chứng có thể xảy ra. Biến chứng thường xảy ra với người liều lĩnh, bất cẩn. Khi làm bất cứ việc gì bạn cũng nên nghiêm túc, đặc biệt với sức khỏe phải cẩn thận gấp đôi. Do vậy, nếu bạn đã quyết tâm nhịn thì phải cực kỳ chú ý. Làm từ từ cho đến khi thuần thục, đọc kỹ tài liệu, tham khảo kinh nghiệm của người khác và quan trọng nhất là tự theo dõi. Nếu sau khi nhịn ngắn ngày mà bạn bắt đầu ăn vô tội vạ, không thể kiểm soát được hành vi thì trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng không nên thực hiện nhịn dài.
Sau đây là những biến chứng chính:
• Ăn quá nhiều trong ngày đầu sau nhịn. Nếu vì lý do nào đó, bạn bị bội thực hay ăn quá nhiều sau khi nhịn, cần kích nôn và rửa dạ dày, sau đó tiếp tục quy trình kết thúc nhịn. Nếu sau khi kết thúc nhịn, bạn ăn quá nhiều, nên nhịn lại một ngày, rồi làm theo quy trình kết thúc với thực phẩm phù hợp.
• Phù nề, bí tiểu. Biến chứng này khá phổ biến, xảy ra do khi nhịn, cơ thể sẽ sử dụng kali, cùng với đó việc ăn muối vào giai đoạn phục hồi ban đầu sẽ góp phần gây tích natri và do đó tích nước trong tế bào. Biến chứng này có thể xảy ra kể cả khi kết thúc nhịn đúng nhưng sau đợt nhịn dài và ở người mới nhịn, thường thể hiện qua việc tăng cân nhanh, lượng nước tiểu giảm, và phù nề ở mặt và chân. Nếu bạn bị như vậy, nên kiêng hẳn thức ăn có muối, cố gắng không ăn gì trong ngày hôm đó, uống 3 thìa chất hấp phụ pha với một cốc nước, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng, rồi uống 40g muối Epsom pha với một ly nước, sau đó nhịn ướt hai ngày. Bạn nên tắm, xông hơi hoặc ngâm bồn nước nóng vào những ngày nhịn để kích thích thải muối thừa. Các loại kali pha sẵn như Panangin hay Asparkam với liều 1 viên/lần, 2-3 lần/ngày trong vòng 2-5 ngày sẽ rất hữu hiệu. Những thuốc này chứa magiê và kali, đều an toàn tuyệt đối.
• Táo bón. Khá phổ biến, đặc biệt ở người mới nhịn. Nếu sau 2-3 ngày mà không đại tiện bình thường được thì nên thụt đại tràng. Trong mọi trường hợp, vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3 của quá trình kết thúc nhịn, người mới nhịn nên thụt đại tràng để loại bỏ thức ăn chưa tiêu hết và cải thiện sức khỏe. Bạn có thể uống thuốc nhuận tràng tự làm như sau: mơ khô, sung khô, mận khô, nho khô (mỗi loại 100g), rửa sạch, nghiền nhỏ, thêm 100g mật ong và 2 thìa canh dầu thực vật. Uống 2 thìa canh hỗn hợp trước khi đi ngủ hằng ngày trong 4 ngày. Cám ngũ cốc cũng hữu dụng.
• Đầy hơi, chướng khí. Lý do chính là ăn đồ nặng, khó tiêu quá sớm, nhai chưa kỹ, ăn quá nhiều, thải độc đường tiêu hóa chưa hết trước và trong khi nhịn. Để xử lý, nên kết thúc nhịn từ tốn, thụt đại tràng, ăn tỏi sớm, năng vận động trong thời gian kết thúc nhịn. Ngoài ra, theo quan sát, các triệu chứng này phổ biến hơn khi nhịn vào mùa đông và mùa xuân. Vào hai giai đoạn này mà trong quá trình hồi phục chỉ ăn thực vật thì không hợp lý, vì sẽ “làm lạnh” cơ thể. Để tránh đầy hơi, bạn nên ăn tăng ngũ cốc, sử dụng gia vị, dầu thực vật và bơ (không ăn trước ngày thứ 3). Hãy nhớ: vào mùa đông, cơ thể cần thức “ấm” và nặng hơn, sang hè và thu, có thể ăn thuần thực vật một thời gian dài.
• Mệt, chóng mặt, ngất xỉu. Xảy ra trong 3-5 ngày đầu của quá trình kết thúc nhịn, thường do tăng cường vận động quá sớm. Vì cảm thấy tràn đầy năng lượng trong giai đoạn này nên bạn đánh giá khả năng vận động của mình thiếu chính xác, dẫn đến mệt, chóng mặt và có thể ngất xỉu. Để ngăn ngừa tình trạng đó, trong thời kỳ kết thúc nhịn, bạn phải tuân thủ chế độ sinh hoạt nghiêm ngặt hơn cả lúc đang nhịn. Nghỉ đủ, không đi bộ quá lâu, không vận động nặng, không làm quá sức, chỉ những người giàu kinh nghiệm nhịn khô vốn đã thông thuộc cơ thể mình mới nên vận động nhiều hơn trong thời gian này. Suy cho cùng, vận động thể chất trong giai đoạn kết thúc nhịn sẽ kích thích cơ thể trở lại chế độ dinh dưỡng bình thường nhanh nhất.
• Bệnh sẵn có nặng lên. Nếu khi nhịn, bệnh của bạn nặng lên thì tốt nhất bạn nên tiếp tục nhịn cho đến khi hết triệu chứng. Nếu không, triệu chứng có thể tiếp tục trong thời kỳ kết thúc nhịn, khi ấy bạn phải tuân thủ nghiêm các quy tắc và không ăn đồ khó tiêu sớm. Có thể dùng các liệu pháp vi lượng đồng căn để điều trị. Sau một tuần kết thúc nhịn, nếu triệu chứng vẫn còn, bạn có thể điều trị bằng thuốc, nhưng phải cẩn thận.
Trên đây là những biến chứng chính bạn có thể gặp phải khi kết thúc nhịn. Bạn càng có nhiều kinh nghiêm nhịn thì triệu chứng xấu càng ít xảy ra. Cần hiểu rõ cơ thể mình để điều chỉnh quá trình nhịn cho phù hợp. Quan trọng là không vội vã mà phải năng đúc rút kinh nghiệm.