M
ột thân hình mảnh khảnh đơn độc vượt qua khu rừng già sâu trong núi Vũ Di một cách khó khăn. Anh đeo trên lung một túi hành lí to lớn, ni cô cúi đầu, giọng nói trong trẻo, nhưng dùng từ lại có phần tự cao tự đại: “Thân này đã ở Hàm Nguyên Điện, lại hỏi Trường An ở nơi đâu. Thí chủ, đây là Vân Thủy Am rồi”.
Hứa Thực ngẩng đầu nhìn, mới phát hiện bên bìa rừng trúc cách đó không xa có một dãy nhà xây bằng gạch đất, diện tích không lớn, chỉ có ba gian. Tứ bề suối chảy róc rách, có cầu nhỏ bắc qua, cách biệt với thế giới bên ngoài. Ngôi nhà đất kiến trúc cổ ẩn mình trong những cây cổ thụ cao chót vót mây trắng vờn quanh, thật sự là tiên cảnh chốn nhân gian.
Lúc này vừa hay, ni cô đang lao động bên đồng quay đầu lại nhìn anh, Hứa Thực mới phát hiện, vị ni cô đó không chỉ trẻ mà còn rất xinh đẹp.
Ni cô không hề trang điểm, nhưng khuôn mặt mộc và mái đầu cạo trọc cũng không che lấp đi ngũ quan tuyệt sắc của người này.
Hứa Thực đã mệt quá rồi, bước lên trước, lặng lẽ ngồi ngồi nghỉ ở chân bờ ruộng trước mặt ni cô.
Chỗ phân bắc ở trên tay của vị no cô trẻ tuổi thối không thể ngửi, khi cô tưới rau không thể tránh được việc uế vật bắn tung tóe lên đôi giày vải của mình, cô dường như không nhìn thấy nên vẫn chuyên tâm làm việc.
Bón phân xong, cô đi tới một cái giếng cách đó vài bước chân gánh nước. Hai thùng nước đầy, đè lên đôi vai nhỏ yếu ớt của cô, chòng chành rất dữ.
Hứa Thực hạ ba lô xuống, đặt xuống đất. Đi tới phía trước, nói: “Bạch thầy, để tôi giúp thầy”.
Vị ni cô đưa một tay hành lễ, nói: “A dì đã phật, đa tạ thí chủ. Chút chuyện nhỏ này vẫn trong phạm vi năng lực của bần ni”. Sau đó cô gánh thùng nước một cách khó khăn, đi từng bước tới am ni cô.
Hứa Thực ngồi lên bờ ruộng, nghe chim hót líu lo trên đầu, nhìn mây bay vờn đỉnh núi, quả nhiên là chọn ngoại thế đào viên khiến người tịnh tâm.
Không lâu sau, ni cô khi nãy bước chậm tới.
Vị ni cô bước tới trước mặt Hứa Thực, cung kính hành lễ hợp thập: “A di đà phật, sư phụ nói thí chủ đã có thể lên núi, tức là có duyên, xin hỏi thí chủ, có bằng lòng ăn bữa cơm chay của bản am”.
Câu trả lời của Hứa Thực có chút không đúng chủ đề, Hứa Thực nhìn vị ni cô nói: “Bạch thầy, tôi có thể quy y phật môn tịnh thổ?”.
Vị ni cô đó tôn nghiêm nói: “Tâm có phật thì nơi nơi đều thanh tịnh, hà tất phải khổ sợ tìm kiếm cố chấp”.
Hứa Thực nói: “Nếu tối khăng khăng như vậy sao”.
Vị ni cô đáp: “Vậy thí chủ cho rằng, như thế nào là tịnh thổ?”.
Hứa Thực đứng lên, đi tới trước mặt cô, cung kính đáp lời: “Phật môn thanh tịnh, đàn hương thoang thoảng, nhà nhã quét đình viện, cả đời đèn dầu là nơi thanh tịnh trong lòng tôi”.
Vị ni cô đó nói: “Nhất niệm sinh, nhất ma khởi, trú tâm vi an. Điều thí chủ tìm không phải là thoát tục mà là trốn tránh. Không tu trần thế, sao có như lai. Thân ở phố thị, dùng tấm lòng xuất thế tục, đi vào chúng sinh chính là đại từ bi. Xin thí chủ suy nghĩ kĩ. A di đà phật!”.
Hứa Thực lắc đầu: “Tôi không muốn thành phật, tôi chỉ một tìm đất thanh tịnh, dù nói rằng ẩn thân giữa chốn phồn hoa, e rằng tôi không thể giữ được sự thuần khiết trong tâm giữa trần thế ồn ào”.
Ni cô nói: “Có câu nói không tranh với đời, gia nhập cửa Phật, thí chủ không phải không tranh cãi đời mà chỉ muốn tìm nơi thanh tịnh. Như vậy, không cần gia nhập không môn”. Vị ni cô ngừng lại, khiêm tốn ngắm nhìn toàn cảnh tứ phía, tiếp tục nói, “Nay Phật môn bị vẩn đục bởi thế tục, thí chủ chớ xuất khỏi thế tục. Áo cà sa chưa mặc sầu muộn nhiều chuyện mặc lên rồi sự càng nhiều hơn”.
Hứa Thực nhìn ngọn núi sừng sững trước mắt, điềm nhiên nói: “Sư thầy nói đúng, rồi không tìm giải thoát mà tìm sự trốn tránh.Thế gian quá khổ, tôi chỉ muốn trốn chạy. Cách nghĩ như vậy liệu có phải chưa đủ thành tâm? Tôi chỉ muốn nhận được sự che chở của đức Phật, xin một chốn an thân”.
Ni cô nói: “Ái dục không nặng sẽ không luân hồi tới cõi đời phiền não, tịnh niệm không thuần khó có thể tới cõi cực lạc. Muốn thanh tinh, hãy rời khỏi nơi xô bồ. Ít qua lại với người mình không thích, tiếp xúc nhiều với người ta nói chuyện cảm thấy vui tươi”.
Hứa Thực nói: “Tôi có một người bạn họ Ngụy, gặp phải đau khổ nợi trần thế, đã xin nhập cửa Phật”. Nói câu này, anh nhìn vào mắt ni cô.
Ni cô nói: “Phật pháp yêu cầu người tu học như chúng ta, không những phải tự giải thoát, càng cần hướng công đức cho chúng sinh, biết ơn mà báo, trên báo tứ đại trọng ân[1], dưới cứu ba đường khổ nạn[2], đề xướng vô duyên đại từ, tinh thần đồng thể đại bi, không thể khi đường cùng, tâm chí nguội tàn lại tới Phật môn để tìm kiếm đường sống tạm bợ cầu an qua ngày. Đạo lí này, có lẽ người bạn đó của thí chú, chắc hản đã hiểu được”.
Hứa Thực nhìn cô: “Không biết cô ấy đã có thể không màng thế sự, không tranh với đơì”.
Ni cô nói: “Thí chủ nghĩ rằng thế nào là không màng thế sự, không tranh với đời?”.
Hứa Thực đáp: “Không vì mất lợi mà thật vọng, không vì thành công mà kiêu ngạo. Như nhân sĩ ẩn dật chán ghét thế đời giàu sang nhưng lừa gạt lẫn nhau chốn quan trường, về với cuộc sống điền viên chốn sơn lâm. Vậy nên, tôi cho rằng, không tranh với đời, chính là từ cuộc sống xa hoa ngợp vàng son lui về cuộc sống tự do, giản dị tự nhiên, thanh bạch”.
Ni cô nói: “Cái mà Phật pháp gọi là lục trần[3], là chỉ mội trường thân tâm đang ngụ. Kiếp sống giàu sang, phồn hoa tất nhiên thuộc về lục trân, nhưng lui về cuộc sống thôn dã tự nhiên, cũng không trách khi lục trần. vậy nên Phật pháp chân chính không có cái gọi lại không màng thế sự, không tranh với đời”.
Hứa thực ngẫm nghị lơi vị ni cô nói, ni cô rất kiềm chế, mỉm cười đứng nguyên tại chỗ bất động, mặt đầy xót thương, chỉ đợi anh đứng ở nơi rừng núi u linh tĩnh mịch này từ từ lĩnh ngộ.
Qua một lúc, Hứa Thực ngẩng đầu hỏi: “Bạch thầy, tại sao tôi thường cảm thấy tâm rất khổ”.
Ni cô đáp: “Tâm không động, người không hành động mù quáng, nếu tậm động người ắt làm bậy, tổn thương bản thân mình, vì thế mà cảm nhận được nỗi khổ của thế gian. Tâm sinh trùng trùng pháp sinh, tâm diệt trùng trùng pháp diệt”.
Hứa Thực nghi ngờ hỏi: “Người cho tôi buông bỏ toàn bộ những chuyện động tâm sao?”.
Ni cô cười hồn hậu: “Nếu thế giận không có ái niệm, sẽ không có ưu khổ trần lao. Tất cả mọi khổ ải đều sẽ tận diệt như liên bất trứ thủy. Thí chủ là người thông minh, ắt hẳn lĩnh ngộ được ý bần ni”.
Hứa Thực nghĩ rồi hỏi: “Bạch thầy, vậy người bạn họ nguy của tôi giờ ở nơi đâu, nhờ thầy chuyển lời giúp tôi, chưa đầy hai năm, cô ấy đã quên người thân dưới núi rồi sao”.
Ni cô than nhẹ, nói: “Quên không có nghĩa là chưa từng tồn tại, tất cả đều xuất phát từ lựa chọn, không phải áp chế. Chi bằng buông bỏ, buông càng nhiều, càng thấy có nhiều hơn”.
Hứa Thực hỏi: “Trước khi xuất gia, chưa gặp được người khiến người động tâm sao?”.
Ni cô nhẹ nhàng lắc đầu, nói: “Tất cả ân ái, vô thường khó được dài lâu. Vì yêu mà sinh sầu, vì yêu mà sinh sợ. Nếu xa rời người yêu, sẽ không sầu không sợ”.
Hứa Thực lại không cho là như vậy: “Thầy có phần quá tiêu cực rồi, phật pháp tự nhiên sao không thể dung nạp ái tình thế gian”.
Ni cô đáp: “Phật nói, phải quên đi”.
Hứa Thực nói: “Nếu từng yêu sâu nặng, sao có thể quên?”.
Ni cô đáp: “Nhìn nhạt đi, tổn thương sẽ ít đi, thời gian qua rồi, tình yêu cũng nhạt nhòa rồi biến mất. Thời gian chỉ khiến điều sâu nặng càng ngày sâu nặng, thứ đã nhạt càng ngày càng nhạt nhòa”.
Hứa Thực nói: “Tôi không thể quên. Trước đây tôi đã phụ lòng hai người con gái, tôi không hiểu được, hai người họ và tôi, ai là kiếp nạn ai là nhân duyên”.
Ni cô nói: “Duyên tới duyên đi, duyên tụ duyên tan, dù nói là thiên ý, nhưng mệnh do mình tạo ra, mệnh nằm trong tay thí chủ. Người có tình, làm việc vui vẻ, xin đừng hỏi là kiếp hay duyên”.
Hứa Thực lại rơi vào trầm mặc.
Ni cô vội vã nói: “Thí chủ, Phật môn chỉ có trà cơm đạm bạc, sợ rằng không hợp khẩu vị thí chủ. Chi bằng nhân lúc trời còn chưa tối, mời thì chủ xuống núi sớm. Bần ni xin cáo từ”.
Hứa Thực buột miệng gọi: “Chuẩn Nhi, đợi đã!”.
Ni cô dừng bước, vẫn quay lung vào anh, giọng nói bình bình: “A di đà phật, bần ni pháp hiệu là Mạc Uổng. Xin thí chú hãy mau chóng xuống núi”.
Hứa Thực nhìn bóng hình quen thuộc, song lòng trào dâng, bất giác rơm rớm nước mắt: “Vẫn xin thầy khai sang, sau này liệu còn có thể gặp nhau”.
Vị ni cô nói: “Phật còn, ta còn. Phật ở mọi nơi, ta ở mọi nơi. Thí chủ hà tất cứ cố chấp tới vậy, hơn nữa người bạn thí chủ muốn tìm sớm đã không còn ở trần thế. Sau này thí chủ không cần lên nói tìm cô ấy. A di đà phật”.
Ni cô nói rồi, hành lễ, bước vào am ni cô, trong khoảnh khắc biến mất trong căn phòng đắp bằng đất bùn đơn giản.
CTG
2015 11 13
[1] Tứ đại trọng ân: Ơn cha mẹ sinh thành, ơn quốc thổ bảo vệ, ơn minh sư chỉ giáo thoát kiếp u mê và ơn nhân quần xã hội
[2] Ba đường khổ nạn: Đao đồ (Họa do đao kiếm sinh ra), hỏa đồ (họa do hỏa hoạn sinh ra), thủy đồ (họa do nước gây ra). Ba đường khổ nạn là một trong 4 cái khổ: sinh, lão, bệnh, tử của chúng sinh.
[3] Lục trần: Sắc (màu sắc), thanh (âm thanh), vị (chất mà lưỡi nếm được), hương (mùi vị), xúc (cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh), pháp (những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên)