“Như chiếc phong vũ biểu dự báo sắp có bão
Dù trời vẫn trong và thời tiết vẫn ấm
Khi tuổi già đang tới gần, có điều gì đó trong chúng ta
Phản bội lại áp suất trong bầu không khí.”
Từ kinh nghiệm bản thân, tác giả bài thơ trên hiểu rõ “điều gì đó trong chúng ta” đã tác động thế nào tới ông, cũng như tất cả mọi người, khi những nhịp đập của trái tim trở nên kém hiệu quả.
Trái tim của chúng ta chứa đựng một cơ chế kỳ diệu tới nỗi từ trước tới nay chưa một nhà phát minh nào có thể tạo ra bản sao của nó dù chỉ ở mức đơn giản. Với kích thước chỉ bằng một cái nắm tay của con người, nhưng trái tim, như một chiếc máy bơm hoặc một động cơ, vận hành đều đặn suốt 24 giờ mỗi ngày tới tận khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng.
Hoạt động bơm máu khiến mỗi ngày quả tim “đập” khoảng 100.000 lần để bơm khoảng 10.000 – 11.000 lít máu đi khắp cơ thể. Hãy nhớ lại con số 5 lít (tổng lượng máu có trong cơ thể chúng ta) bạn sẽ tính ra khối lượng công việc mà trái tim của mình phải đảm nhận để tuần hoàn máu đến toàn cơ thể trong một năm. Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian 50 năm, tổng lượng máu mà tim phải bơm đã lên tới hơn 45.000.000 lít.
Tốc độ đập của tim được điều chỉnh bởi lượng khí cacbonic trong máu. Ở bên trong cơ thể, lượng oxy mà chúng ta hít vào từ không khí sẽ kết hợp với lượng cacbon có trong thức ăn để tạo thành cacbonic. Như chúng ta đã thấy, khi chúng ta thở, lượng cacbonic tồn tại ở dạng khí này sẽ được phổi tống ra ngoài cơ thể.
Trong cơ thể, khí cacbonic là một chất thải, song nó chỉ có giá trị khi hàm lượng của nó tương quan hợp lý với các nhu cầu của cơ thể. Như chúng ta đã biết, loại khí này là kết quả của quá trình kết hợp giữa nguyên tử oxy và nguyên tử cacbon. Vậy hãy luôn ghi nhớ điều này mỗi khi bạn muốn ăn bất kỳ loại đồ ăn tập trung nhiều carbohydrate nào, chẳng hạn như bánh mì, các chế phẩm từ ngũ cốc, cùng tất cả các chế phẩm từ tinh bột và bột mì khác. Tất cả các loại đồ ăn này đều chứa một hàm lượng cacbon cực kỳ cao.
Như tôi đã nói ở trên, tốc độ đập của tim được điều chỉnh bởi lượng cacbonic trong máu. Càng ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột, chúng ta càng ép cơ thể mình phải tiếp nhận thêm nhiều nguyên tử cacbon, từ đó làm tăng nồng độ cacbonic trong máu. Khi chúng ta thực hiện bất kỳ một loại cử động nào, các cơ bắp liên đới cũng sẽ sản xuất ra cacbonic. Chỉ 10 giây là đã đủ để các phân tử cacbonic làm tăng nhịp tim. Càng đưa vào cơ thể nhiều cacbon, lượng cacbonic sản sinh sẽ càng lớn, kéo theo đó là nguy cơ tăng cường hoạt động của tim.
Nếu nghiền ngẫm thật kỹ những nội dung trên, bạn sẽ dễ dàng đánh giá đúng nguồn gốc của mọi vấn đề về tim ở những người thích ăn thực phẩm chứa tinh bột, các chế phẩm từ ngũ cốc và những thứ tương tự. Cả chứng huyết áp thấp và huyết áp cao chẳng qua cũng đều là hậu quả của việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa cacbon. Ở trong cơ thể, những thực phẩm này sẽ tạo ra cacbonic, đây là yếu tố cản trở sự vận hành trơn tru và nhịp nhàng của cả tim và máu. Hiện tượng này cũng sẽ xuất hiện nếu cơ thể phải tiếp nhận đường chế biến thương mại, dù ở dạng nào đi chăng nữa.
Một khi đã nắm trong tay tất cả những dữ kiện trên, bạn sẽ dễ dàng hiểu rằng để có thể TRẺ HÓA, thì việc kiểm soát chế độ ăn trong mọi lúc cũng cần thiết không kém việc loại trừ chất thải khỏi cơ thể một cách đúng đắn.
Khi những lối sống và thói quen cũ đã ăn sâu vào tiềm thức, thì việc xác định con đường để thoát khỏi đó thực sự là rất khó khăn. Tuy nhiên, đấng Tạo Hóa luôn mở ra một con đường hướng tới sự khai sáng cho những ai đã sẵn sàng tự nhìn nhận lại bản thân. Dù đã đi qua bao mùa xuân chăng nữa, song để có thể TRẺ HÓA, chúng ta nhất định phải nuôi dưỡng cho mình những ước vọng và động cơ vô cùng tích cực.
Thỉnh thoảng lại có người hỏi tôi: Tôi sẽ phải ăn như thế trong bao lâu; tôi sẽ phải uống những thứ nước này trong bao lâu? – những lúc như vậy tôi cảm thấy toàn bộ nỗ lực giáo dục lại con người của mình gần như đã đi vào bế tắc.
Còn bạn, bạn CÓ THỂ thành công nếu hiểu rõ Sức mạnh bên trong chính mình.