Một trong những tài sản quý giá nhất của chúng ta chính là các dây thần kinh. Chỉ cần một tích tắc chúng ta buông lỏng kỷ luật, các dây thần kinh của chúng ta cũng sẽ lập tức hồi đáp theo cách lỏng lẻo hệt như vậy. Một cơ thể trẻ trung sẽ chỉ tràn đầy sức trẻ, năng lượng, sức khỏe và sinh khí khi hệ thần kinh phối hợp nhịp nhàng với chức năng của toàn bộ các phần còn lại của cơ thể. Ngay khi sự phối hợp này bị lỗi nhịp, chúng ta sẽ thấy tuổi già ập tới nhanh chóng.
Đã bao nhiêu lần bạn nghe thấy ai đó bị ví von là “thần kinh chập mạch”? Những người này rơi vào tình trạng như vậy sở dĩ đều do những nguyên nhân thể chất hoặc tinh thần. Những sa sút về tinh thần làm cho các dây thần kinh phối hợp thiếu ăn ý, hậu quả là chúng sẽ bị đẩy vào một trạng thái tâm thần nào đó. Còn nguyên nhân về thể chất có thể xuất phát từ tình trạng thiếu dưỡng chất của các dây thần kinh hoặc sự cản trở của các chất thải, chẳng hạn như nghỉ ngơi không đầy đủ, thiếu ngủ, không khí ô nhiễm, các chất kích thích, v.v.. Kết cục, nạn nhân trở nên vô dụng đối với chính bản thân anh ta trước khi có thể phục vụ cho lợi ích của bất kỳ một người nào khác.
Khi chúng ta ngủ, hệ thần kinh hoạt động như một chiếc pin dự trữ có tác dụng nạp lại cho cơ thể nguồn lực sống và bổ sung năng lượng dự trữ. Chính vì thế mà chúng ta cần phải nghỉ ngơi đầy đủ.
Các dây thần kinh của chúng ta có ở trong tình trạng khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào đồ ăn thức uống mà chúng ta đưa vào cơ thể hằng ngày. Dù bằng bất kỳ phương thức nào, dưới bất kỳ hình dạng hoặc hình thức nào, chúng ta không bao giờ có thể chỉ “kích thích” một sợi dây thần kinh đơn lẻ, bởi vì hoạt động của toàn bộ hệ thống thần kinh trên khắp cơ thể phụ thuộc vào sức sống của từng dây thần kinh, kể cả những dây thần kinh tưởng như ít quan trọng nhất.
Những phân tích sau đây hy vọng sẽ đem đến cho bạn một bức tranh toàn cảnh về giá trị của hệ thần kinh, qua đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động và những thông điệp của chúng.
Tứ chi cùng tất cả các bộ phận trong cơ thể chúng ta đều có ba mút thần kinh quan trọng: một nằm trong mống mắt, một nằm trên thành đại tràng, và một nằm ở gan bàn chân.
Khi chúng ta sử dụng những chế phẩm vô cơ, tức là những chất khó có thể được đào thải khỏi cơ thể nhanh chóng, chẳng hạn như một loại dược phẩm bất kỳ hoặc những chất như bicacbonat có trong sô-đa, chúng sẽ lắng cặn ở đâu đó trong cơ thể. Hóa ra, chất bicacbonat trong sô-đa lại bị thu hút lên vùng phía trên của đầu, là vùng lưu trú của não. Việc sử dụng chất này, chẳng chóng thì chầy, sẽ làm xuất hiện một hình lưỡi liềm màu bạc ở vùng phía trên của mống mắt. Điều này có nghĩa là cơ thể đã không thể trục xuất, và chất này đã “dừng chân” tại khu vực đó của não. Tại đây, sự hiện diện của nó được các dây thần kinh tự động ghi nhận.
Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy những chất độc hại khi tích tụ dần theo thời gian sẽ có thể tạo ra một khối lớn thế nào trong cơ thể.
Mỗi khi một sự xáo trộn nào đó xuất hiện ở một bộ phận bất kỳ của đại tràng, chúng ta có thể dự đoán cơ quan tương ứng nào đang hoặc sẽ gặp trục trặc. Chẳng hạn, dây thần kinh tại khoang thấp nhất của đại tràng lên sẽ tương ứng với tuyến yên, là tuyến đảm bảo sự cân bằng cả về thể chất và tinh thần. Đây là nơi chúng tôi thường thấy các ổ giun qua phim chụp X-quang, thủ phạm khiến cho khoang ruột bị trệ và viêm.
Một vị trí tập trung mút thần kinh khác là ở gan bàn chân. Tôi đã tự vẽ một biểu đồ gan bàn chân và đặt cho nó cái tên BIỂU ĐỒ THƯ GIÃN CHÂN; trong biểu đồ này, tôi mô tả chi tiết những bộ phận nào của cơ thể sẽ được thư giãn và hỗ trợ khi tác dụng lực ấn vào những vùng tương ứng trên gan bàn chân. Biểu đồ này đã trở thành công cụ hồi phục sức khỏe xuất sắc cho một học viên của tôi khi cô sử dụng nó để trợ giúp cho ông bố đang “lên cơn đau tim” của mình. Theo chỉ dẫn trong biểu đồ, cô đã ấn vào điểm tương ứng với tim trên gan bàn chân của ông, nhưng việc này hầu như không đem lại tác dụng. Sau khi cô tiếp tục thử ấn vào những điểm tương ứng với phần đại tràng nằm dưới tim, khí liền thoát ra từ cổ họng và hậu môn của ông, từ đó “cơn đau tim” cũng biến mất. Những dây thần kinh bị căng thẳng đã khiến cho một khoang trên đại tràng bị căng ra và khí lập tức sẽ tích tụ trong đó. Đến khi khoang ruột này phồng to như quả bóng, nó sẽ gây một áp lực lớn hơn bình thường lên các dây thần kinh và cơ bắp, hậu quả là làm tăng hoạt động của tim. Xoa dịu những dây thần kinh đang bị căng thẳng sẽ giúp tiêu trừ khí, từ đó giúp tim trở về với nhịp đập thông thường.
Trung tâm phân bố thần kinh chính của cơ thể nằm tại đáy não trong một cấu trúc ở ngay phía trên gáy gọi là hành não. Từ đây, nó lan tới khắp mọi ngóc ngách trên hệ thống và được chia thành hai khu vực chính: hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống với rất nhiều nhánh nhỏ.
Hệ thần kinh giao cảm truyền tới chúng ta các lực chỉ đạo chủ yếu là từ các trung tâm của não. Hệ thống này tác động tới hơi thở, sự điều tiết thân nhiệt, nước trong cơ thể, các cơ quan liên quan tới việc ăn uống, sự điều tiết việc phân phối máu, độ căng của mạch máu và mạch bạch huyết, cùng nhiều chức năng và hoạt động khác.
Hệ thần kinh trung ương là một mạng lưới các dây thần kinh. Cũng chính từ mạng lưới này mà não và tủy sống được hình thành, để rồi từ đây các dây thần kinh tỏa đi khắp cơ thể và lan tới da.
Khi bạn bị một mảnh dằm đâm vào ngón tay, dây thần kinh ở khu vực đó sẽ truyền xung lực tới một dây thần kinh khác trong tủy sống. Đến lượt mình, dây thần kinh trong tủy sống lại truyền cảm giác đau tới một dây thần kinh gọi là thần kinh vận động, cũng nằm trong tủy sống. Dây thần kinh vận động sẽ kích thích các cơ bắp, khiến bạn nhanh chóng bỏ ngón tay ra khỏi vùng có dằm. Trong lúc đó, một dây thần kinh khác sẽ điều khiển mắt của bạn để chúng nhìn xem chuyện gì vừa xảy ra, và một dây thần kinh khác nữa được huy động để “cù” nhẹ vào não và khiến bạn suy nghĩ hòng tìm cách xử trí tốt nhất.
Các dây thần kinh tham gia vào tất cả mọi chuyển động và hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn là bộ phận đầu tiên gióng lên hồi chuông báo động khi có bất kỳ trục trặc nào xảy ra trong hệ thống, kể cả những trục trặc nhìn bề ngoài tưởng như vô hại, chẳng hạn như khi chúng ta làm việc quá sức và về nhà trong tâm trạng cáu kỉnh bực bội.
Cảm giác khó chịu ấy sẽ khiến một vùng bên trong chúng ta, mà thường là khu vực thuộc đám rối dương, bị căng thẳng. Đây là bộ phận đầu tiên trong cơ thể hồi đáp lại các điều kiện bên ngoài – những điều kiện mà chúng ta đón nhận sự tác động từ chúng một cách chủ động. Khi học được cách kiểm soát triệt để đám rối dương tức là chúng ta đã tiến được một bước thật dài trên con đường hướng tới TRẺ HÓA. Tôi sẽ cung cấp cho bạn một bài tập rất hay để học cách “cảm nhận” tình trạng căng thẳng nơi đám rối dương:
Đẩy bụng phồng lên và xẹp xuống nhiều lần. Thở ra thật mạnh qua hàm răng khép chặt để đẩy hết khí ra khỏi phổi, đồng thời hóp bụng, tức cơ hoành, hết mức có thể. Nghỉ vài giây, hít thở một hơi thật sâu và dài, sau đó lặp lại động tác này. Hãy tập động tác này nhiều lần trong ngày, và thực hành nó mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng thần kinh.
Khi một cơn nhức đầu ập tới làm bạn khó chịu, đó là lúc các dây thần kinh đang cảnh báo bạn cần thực hiện một động thái tích cực để điều chỉnh lại những trục trặc trong cơ thể mình. Nếu khi đó bạn uống aspirin chẳng hạn, thì thứ thuốc ấy chỉ có tác dụng xoa dịu dây thần kinh và khiến chúng dừng đưa ra cảnh báo. Biện pháp này chẳng khác nào bạn đi cắt dây chuông cửa đúng lúc người hàng xóm chạy sang báo động rằng nhà bạn đang có đám cháy. Tất cả những thứ mà chúng ta sử dụng để tiêu trừ hoặc xoa dịu cơn đau đều khiến các dây thần kinh bị lờ đờ hoặc tê liệt. Các loại thuốc xoa dịu tạm thời có thể được chấp nhận VỚI ĐIỀU KIỆN bạn phải tìm cách xử lý NGUYÊN NHÂN dẫn tới cơn đau và sau đó nhanh chóng có biện pháp đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Thông thường, một cơn đau đầu là chỉ dấu cho thấy các chất thải hoặc đang bị dồn ứ quá nhiều trong đại tràng hoặc đang lưu lại đó quá lâu so với thời gian cho phép, hậu quả là các chất độc do chúng tạo ra bị đại tràng hấp thu và đưa vào hệ thống. Qua quá trình nghiên cứu hàng nghìn ca đau đầu, tôi nhận thấy đại tràng mới là vấn đề nhức nhối nhất, bởi vì mọi người thường không chịu dừng lại một chút để nhìn nhận mối liên hệ giữa cơ quan này với cơn đau của họ.
Một chiếc răng bị đau cũng là cách để các dây thần kinh báo cho bạn biết cơ thể mình cần được thanh lọc triệt để toàn bộ chất thải đang đầu độc nó (nhưng đừng vứt bỏ cái răng đau đi nhé, chúng ta sẽ cần tới nó cho đến khi nhắm mắt xuôi tay đấy). Kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm cho phép tôi khẳng định “như đinh đóng cột” rằng tất cả những người quyết định nhổ bỏ những chiếc răng đau vì cho rằng chúng là hậu quả của chứng viêm khớp, thấp khớp hoặc các bệnh khác đều không hiểu về nguyên nhân thực sự dẫn tới những chứng bệnh này. Mặt khác, tôi cũng chưa bao giờ gặp một người nào cảm thấy thực sự hạnh phúc khi phải đeo răng giả.
Một trong những nạn nhân bị bỏ rơi đáng thương nhất mà tôi từng gặp đã tham gia vào một lớp học của tôi ở San Francisco. Trước khi bị gọi vào lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, anh từng là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh và tràn trề sức lực. Theo quy định của bộ phận y tế hải quân, anh phải tiêm vắc-xin và chủng ngừa. Cũng như hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn nạn nhân xấu số khác, những mũi tiêm vô cùng độc hại này đã trực tiếp hủy hoại cơ thể anh, tàn phá triệt để nguồn sức lực của anh, khiến anh liên tục được chuyển từ hết bệnh viện này sang bệnh viện khác, cho đến cuối cùng khi anh được đưa vào một bệnh viện ở thành phố San Francisco. Tại đây, các bác sĩ nhận thấy tất cả những gì họ có thể làm cho anh đều đã được tiến hành ở các bệnh viện trước, và chúng chỉ khiến tình trạng của anh ngày càng tồi tệ. Đến cuối cùng, “giới chức trách” sau khi khám cho anh thật cẩn thận liền tuyên bố: “Có lẽ chỉ còn một biện pháp cuối cùng là nhổ hết răng của anh ta đi.” Tới thời điểm đó, trên cơ thể anh chỉ còn mỗi bộ răng là chưa bị phân rã. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi răng bị nhổ, anh gần như mất khả năng nói và đi lại. Các dây thần kinh của anh hầu như liên tục mất khả năng phối hợp, điều đó khiến anh dần tuyệt vọng và kiệt sức. Tôi chắc chắn rằng đa số dân Mỹ ai cũng sẽ biết nhiều trường hợp tương tự, bởi vì những ca như vậy xuất hiện quá nhiều trong quân đội và hải quân tới mức nhà cầm quyền không còn biết phải làm gì với họ.
Thật kỳ quặc, cách đây 10 năm, một bệnh viện cựu chiến binh đã gửi tới cho tôi một ca trong số đó, chính là chàng thanh niên mà tôi vừa kể ở trên. Khi bước vào văn phòng của tôi, anh kiệt sức và căng thẳng tới mức gần như không thể tiến thêm vài bước để đến chỗ ngồi. Theo báo cáo bệnh án, anh đang bị ung thư, và sau khi phân tích tôi đã đi đến kết luận rằng tình trạng này chính là hậu quả của những mũi tiêm chủng ngừa và vắc-xin trong quân đội. Bệnh trạng của anh đã tồi tệ tới mức, bệnh viện cựu chiến binh tuy gửi anh đến chỗ tôi, nhưng đồng thời cũng thông báo cho người nhà anh ở vùng trung Tây bố trí người tới, thật nhanh, để đón thi hài anh về. Khi đó anh mới chỉ 28 tuổi, còn quá, quá trẻ để nộp mình cho thần chết, và hiển nhiên anh vẫn còn muốn sống. Ngay lập tức, anh thực hiện phác đồ của tôi bằng cách kiên quyết từ chối mọi thức ăn nấu chín “nhạt nhẽo” do bệnh viện chỉ định. Thay vào đó, anh bắt đầu ăn những rau quả tươi sống, thứ thực phẩm “bị cấm” mà anh đã được cảnh báo là không được động tới. Hằng ngày, anh uống từ 4 – 6 pint nước ép rau củ tươi, trong đó có 3 – 4 pint nước ép cà rốt. Đầu tiên, anh được rửa ruột và thụt phân đều đặn mỗi ngày, sau đó giảm dần tần suất xuống còn 3, rồi 2 lần một tuần. Hằng ngày, anh cũng đều đặn trải mình trên bãi cỏ xanh để tắm nắng (lần đầu tiên anh tới gặp tôi là vào tháng 4). Vì không trực tiếp điều trị, nên tôi cử một bác sĩ chuyên chữa bệnh bằng nắn xương tới săn sóc anh và gửi cho tôi báo cáo hằng ngày. Tới tháng 11 năm sau, anh đã có thể tự đi làm kiếm sống. Câu chuyện này xảy ra cách đây 10 năm. Cách đây vài tuần, anh bước vào phòng làm việc của tôi trong trạng thái khỏe mạnh và tràn trề sinh lực nhất, và so với lúc anh vừa bình phục sau một năm điều trị hồi đó, dáng vẻ trẻ trung của anh vẫn không hề suy suyển. Anh chính là chàng thanh niên đã MUỐN được sống và được TRẺ HÓA. Bằng cách kiểm soát thói quen ăn uống và sinh hoạt, cùng với một lòng quyết tâm sắt đá, công cuộc tái xây dựng hệ thần kinh của anh đã đem lại cho anh những kết quả thật đáng mãn nguyện.
Tôi đã phát hiện ra rằng, những mũi thuốc tiêm dưới mọi hình thức, dù là tiêm thuốc, tiêm vắc-xin hay chủng ngừa, đều sẽ có lúc gây hại cho hệ thần kinh. Hãy nhớ, bạn đừng bao giờ coi bất kỳ điều gì là đương nhiên, kể cả những điều tôi nói, cho đến khi bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng và tự mình áp dụng để xem Tự nhiên sẽ mang đến điều gì cho bạn. Chỉ tới lúc đó, kinh nghiệm mới chỉ cho bạn BIẾT đâu là SỰ THẬT.
Hãy cùng học cách TỰ kiểm soát các dây thần kinh của bản thân một cách triệt để vào mọi lúc, có thế chúng ta mới xây dựng được một vốn kiến thức và thế cân bằng vô cùng cần thiết cho việc TRẺ HÓA.
Chúng ta CÓ THỂ thành công nếu chúng ta hiểu rõ Sức mạnh bên trong chính mình.