Sau nỗi kinh hoàng với trại tạm giam, Acliff có thể nói là nơi nhân đạo hơn. Và quyết tâm ngoan ngoãn của tôi cũng đã được đền đáp xứng đáng, vì những tháng sau đó cuộc sống của tôi có vẻ tốt hơn.
Chúng tôi tới những phòng học trong khu nhà dạy học và được giảng dạy một cách đúng nghĩa. Chúng tôi chơi trên sân bóng, ở đó có đèn nên ngay cả trời tối chúng tôi cũng vẫn chơi được. Và một nhóm chúng tôi đến nhà một trong những thầy giáo và vợ thầy nướng bánh cho chúng tôi và chơi nhạc jazz. Có một cậu bé biết tất cả các bài mọi người nói tên. Tôi thì bị ngợp bởi những âm thanh điên rồ này và chẳng sao giờ thích chúng. Nhưng ngồi trong nhà thầy, được ăn bánh vợ thầy nướng, tôi cũng sẵn lòng nghe nhạc.
Có một ngày tôi được gọi lên phòng Hiệu trưởng và ông ấy nói với tôi về ngôi trường mới sắp tới tôi sẽ theo học. Nghe thật tuyệt! Nó ở đâu đó ở Wales và mọi thứ về nó nghe đều tốt đẹp, nhưng tôi thích nhất là nó có hệ thống đường sắt nhỏ riêng. Tôi đã ngoan ngoãn, Hiệu trưởng nói thế, và nếu tôi cứ tiếp tục như vậy thì chắc chắn tôi sẽ được đến đó.
Hình dung ra hệ thống đường sắt nhỏ đó, tôi quay trở lại phòng học với một nụ cười toe toét. Tất nhiên tôi sẽ tiếp tục ngoan ngoãn, nếu như đó là nơi tôi sẽ được đến.
Lần đầu tiên được giới thiệu về môn bóng bầu dục tôi đã thích nó. Tôi nghĩ nó có chút giống như British Bulldog, nhưng còn hay hơn. Chúng tôi chơi trên sân vận động sáng đèn vào buổi tối đêm Halloween, và trước sự ngạc nhiên của tôi, một trong những thành viên mới của đội bên kia chính là Đầu trắng. Chúng tôi đụng độ khi tôi ôm quật cậu ta để truy cản vì cậu ta đã tiến tới vạch - và Chúa ơi, cậu ta bừng bừng nổi điên! Cậu ta không thích bị đụng chạm đến, dù đó chỉ là một trò chơi.
Ngày hôm sau, có khoảng năm người chúng tôi đang đứng chờ thầy trước toà nhà chính thì Đầu trắng xuất hiện. Nhìn thấy tôi cậu ra liền gầm gừ và chạy về phía tôi. Có một bức tường nhỏ giữa chúng tôi, nhưng cậu ta tức giận đến nỗi không nhìn thấy nó và chạy tới nhảy lên nhằm đá cho tôi một cú. Chân sau của cậu ta đập vào tường và cậu ta đập vào nền bê tông nghe cái huỵch. Một cậu bé đứng gần cậu ta bật cười, và ngay lập tức Đầu trắng đứng dậy và bắt đầu đá cậu bé đó trong tức giận. Lúc này Đầu trắng đã nổi tiếng chuyên đi những đôi giày cứng và đá bất kì ai cậu ta không thích, mà một khi đã bắt đầu cậu ta sẽ không dừng lại.
Chúng tôi đã phải vội lao vào can thiệp. Chúng tôi nhảy lên người cậu ta, cố gắng giữ lấy tay chân cậu ta để cậu ta đứng im. Cậu ta gào thét tức giận nhưng chúng tôi giữ chặt cho đến khi cậu ta không còn sức lực. Cậu bé bị cậu ta đá đang chảy rất nhiều máu trên mặt, và không may thay trong khi chúng tôi vẫn còn đang giữ chặt Đầu trắng thì cậu bé đó đã chạy lại và đá vào chân Đầu trắng - đúng lúc Hiệu trưởng đi ngang qua.
Đầu trắng phát điên, và với sức mạnh điên cuồng khi vùng vẫy thoát được ra cậu ta đã khiến tất cả chúng tôi đều bị đấm đá vào đâu đó trên người. Trong lúc thầy Hiệu trưởng đang la mắng tất cả thì Đầu trắng tiến đến cũng tấn công ông luôn, và cắn vào chân ông. Hai thầy giáo khác đi qua lúc đó đã phải chạy đến giữ chặt lấy cậu ta và đẩy cậu ta nằm im xuống sàn cho đến khi thầy thuốc của trường đến và tiêm cho cậu ta một mũi, sau đó họ khiêng cậu ta tới nhà thương.
Đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi nhìn thấy cậu ta. Chúng tôi đều biết Đầu trắng rất nguy hiểm và điên loạn, nhưng ngày hôm sau khi chúng tôi bị gọi lên phòng Hiệu trưởng và giải thích thì những người lớn không tin chúng tôi. Hiệu trưởng - với cái chân được băng bó - đã rất tức giận, ông cho rằng mọi chuyện là do chúng tôi đã giữ chặt một cậu bé vô tội và khiến cậu ta lên cơn - hoá ra Đầu trắng bị động kinh. Chúng tôi cố gắng giải thích rằng chúng tôi vô tội, nhưng Hiệu trưởng không nghe và chúng tôi bị nhốt trong những căn phòng giam. Sinh nhật 11 tuổi của tôi đã cô đơn như vậy, nằm trên tấm đệm xốp, trần truồng và co quắp trong một cái chăn màu xám ngứa ngáy.
Sau 48 giờ đồng hồ tôi được đưa lại tới phòng Hiệu trưởng và ông thông báo với tôi rằng tôi sẽ tới một ngôi trường khác: tôi sẽ được đưa đến nơi nào hợp với tôi hơn. Những cậu bé khác cũng như vậy, trường học dự kiến của họ đều bị thay đổi, nhưng không ai trong chúng tôi biết mình sẽ đi đến đâu.
Tôi cảm thấy ruột gan đau đớn. Tôi đã cố hết sức để ngoan ngoãn trong suốt thời gian ở đây, và tất cả công sức của tôi bị thổi bay chỉ bởi một sự cố - dù rằng tôi chỉ làm điều đúng đắn. Bây giờ tôi sắp phải đến một nơi mới mà có lẽ sẽ rất kinh khủng - và tôi sẽ không bao giờ được thấy tuyến đường sắt thu nhỏ ở xứ Wales nữa.
Vài ngày sau tôi bị gọi lên gặp thầy Hiệu trưởng, ông nói với tôi rằng ngày hôm đó tôi sẽ bị chuyển đi. Tôi có một tiếng đồng hồ để chào tạm biệt những người khác. Tôi khá ngạc nhiên - tôi chưa từng được thông báo như vậy. Tôi về phòng, tạm biệt mọi người và lại bước lên một chiếc xe màu đen để bắt đầu cuộc hành trình đến điểm đến thứ tám trong bảy năm qua.
Đó là thứ Sáu ngày mùng 9 tháng 11 năm 1963. Tôi nhớ ngày đó bởi vì nó vừa đúng một tuần sau sinh nhật lần thứ 11 của tôi và hai tuần sau đó thì Tổng thống Kennedy đã bị ám sát.
Lần này lái xe là một người nói rất nhiều, ông làm việc ở ngôi trường nơi tôi sắp đến. Ông ấy nói với tôi rằng tôi sẽ sống trong một lâu đài và vẽ nên cảnh tượng về một ngôi nhà ấm áp và thân thiện. Nghe thật ảo diệu, giống như những câu chuyện trong sách: một lâu đài trên đồi nhìn xuống một dòng sông và một thung lũng màu xanh, bao quanh bởi những ngọn đồi cao. Và các cậu bé ở đó năm nào cũng được đi cắm trại. Tôi đã có chút lo lắng! Tôi quá háo hức được tới đó!
Mất một vài giờ đồng hồ băng qua những con đường quê lộng gió, qua những ngọn đồi và những cánh đồng hoang, băng qua những bức tường đá, những cánh rừng, những ngôi làng nhỏ, những cây cầu bé con và những đàn cừu và đàn gia súc trên đồng. Tôi tận hưởng suốt chuyến đi, nó có vẻ giống hệt như những câu chuyện kể trong sách vậy.
Chiều hôm đó chúng tôi tới một ngôi làng nhỏ có một khu mua sắm và một nhà thờ cổ có một cái tháp vuông ở một bên. Chúng tôi men theo con đường hẹp bên dưới một cây cầu đá thấp, tiến tới đường vào tới cổng một ngôi nhà. Bánh xe kêu lạo xạo trên con đường rải sỏi phía dưới khi chúng tôi từ từ tiến vào lâu đài.
Phía cuối toà nhà thực sự trông giống một lâu đài, Phần còn lại là một căn nhà ba tầng rộng lớn được phủ kín cây leo từ thời Victoria. Bên phải có một bãi cỏ, bao quanh bởi những cây lớn và có đường đi qua. Toàn bộ nơi này được xây dựng trên một ngọn đồi, và nó đúng là nhìn xuống thung lũng và các ngọn đồi bao quanh.
Chúng tôi xuống xe và tôi được dẫn tới một dãy những cánh cổng lớn bằng gỗ, giống như cổng của các lâu đài trong sách. Bên ngoài cổng có một cánh cửa treo một thanh gõ bằng kim loại cũng lớn. Chúng tôi đi qua cánh cửa đó, bước vào một con đường tối dẫn ra một cái sân bao quanh bởi những bức tường đá màu xám cao, trên tường là nhiều ô cửa sổ nhỏ.
Tôi cảm thấy mình thực sự ở trong một lâu đài khi có vài cậu bé hành quân ngang qua và giọng nói vang vọng khắp các bức tường. Họ đều mặc những chiếc quần soóc ngắn cũ, đi những đôi tất dài đến đầu gối màu xám và mặc những chiếc áo cổ chữ V. Và họ đều đi những đôi giầy màu đen có gắn đinh tán dưới đế nên khi bước đi họ tạo nên âm thanh ồn ào trên mặt đất. Đây có phải là lâu đài cổ tích mà người lái xe đã miêu tả? Tôi không chắc chút nào - những cậu bé nhìn như thể họ đang ở trong một doanh trại quân đội. Tôi cực kì lo lắng khi chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Vài phút sau giáo viên phụ trách kí túc xá đến. Ông dẫn tôi tới cửa hàng quần áo ở tầng hầm, ở đó tôi được nhận một bộ đồng phục và giày đen cùng với giày cao cổ, một chiếc áo mưa màu xanh biển, một bộ quần áo ngủ kẻ sọc và một chiếc mũ đi học có gắn phù hiệu ở trên. Người phụ trách lấy ra một đống khuôn thép sáp và khắc số 45 lên giày của tôi. Ông ấy nói từ nay trở đi đó là số của tôi.
Tôi nhận ra mình đang ở Trường cải huấn Lâu đài Stanhope, kiểu mô hình trường học kết hợp trường công và trại quân đội. Hiệu trưởng là một người từng học ở trường công và cũng là một thiếu tá quân đội đã tham gia chiến đấu trong thời chiến tranh. Quản lý kí túc xá của tôi, tên ông là Maddison, là một trung sĩ-thiếu tá đã về hưu và hầu hết các thầy ở đây đều là người trong quân đội hoặc đã tham gia phục vụ trong quân đội cùng với ông ấy.
Tối hôm đó tôi được dẫn tới phòng nhà mình để gặp các cậu bé khác. Mỗi nhà có khoảng 20 đứa, hầu hết đều cỡ tám tuổi. Mỗi ngôi nhà được đặt tên theo tên một ngọn đồi địa phương, nhà của tôi là Horsley.
Thứ Sáu hoá ra là một tối “tổng hợp”. Có nghĩa là có một cuộc thanh tra toàn diện. Bạn phải mặc tất cả quần áo vào, cả áo mưa và đội mũ, và tới phòng nhà mình báo cáo. Ở đó có một thầy quản lý ngồi sau bàn cùng với một vài cậu bé lớn tuổi hơn chúng tôi đứng bên cạnh. Lần lượt từng người chúng tôi sẽ đến đứng trước bàn, đọc họ tên đầy đủ và số của mình. Các anh lớn kia sẽ kiểm tra quần áo của chúng tôi xem có bị hỏng gì không và thầy quản lý sẽ thông báo cho chúng tôi về những hình phạt hay phần thưởng cho tuần đó; rồi ông ấy sẽ kiểm đếm số tiền đưa cho chúng tôi sau khi đã trừ đi các khoảng đóng góp và đền cho bất cứ sự hỏng hóc nào gây ra đối với quần áo hay toà nhà.
Số tiền còn lại được đưa cho từng đứa. Nhưng chúng tôi không được nhận tiền thật. Bên cạnh thầy quản lý là một thùng lớn đầy kẹo và truyện tranh và ông ấy sẽ lấy ở đó cho bạn thứ mà ông ấy nghĩ bạn xứng đáng, tuỳ theo số lượng tiền bạn có.
Chúng tôi phải im lặng vào đêm tổng kiểm tra cho đến khi thầy quản lý làm xong hết. Nhưng đêm đầu tiên không ai nói với tôi điều đó. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, vì mỗi cậu bé đều đi tới bàn khi được gọi tên. Tôi hỏi cậu bé đứng bên cạnh mình là chuyện gì thế. Cậu ta nhìn tôi, mắt mở to như một chú thỏ hoảng sợ, và thì thầm “Suỵtttt”.
Một trong những anh lớn đứng cạnh thầy quản lý bước đến và la “Im lặng!”, và chẳng nói chẳng rằng dùng một chùm những chiếc chìa khoá rất nặng đập vào đầu tôi. Giận dữ và đau đớn, tôi nhảy dựng lên và đấm vào mũi anh ta. Trong một khoảnh khắc anh ta đã giật mình, rồi anh ta tóm lấy tôi, vài phút sau chúng tôi đã ôm nhau vật lộn trên sàn, cố gắng đấm đá, cắn nhau hoặc ném ghế.
Tất cả chỉ kết thúc khi một bàn tay tóm lấy cổ áo tôi và tôi bị nhấc lên lơ lửng trong không trung. Đó là thầy quản lý, ông vô cùng khó chịu trước cảnh tượng lộn xộn này. “Ta sẽ dạy mày thế nào là không vâng lời!”. Ông ấy đã nói như vậy, và tôi bị lôi vào trong phòng ông ta, nhận được 6 đòn roi gậy tre.
Tôi không thể tin lại có những đứa trẻ khác được phép đánh mình. Ở những nơi khác tôi từng ở, một đứa trẻ không được phép đánh những đứa khác. Nhưng sau đó tôi được dạy rằng đó là anh trưởng của khu nhà và các anh trưởng gần như điều hành toàn bộ ngôi nhà; nếu một trong số họ ra lệnh cho bạn, bạn phải tuân lời họ, vì họ có quyền đưa ra bất kì nhục hình nào khác ngoài đánh đòn.
Vì thế đêm đầu tiên là thảm họa với tôi. Tôi nằm trên giường, người thâm tím và lòng đau khổ, nghĩ rằng lâu đài trên đồi này là một nhà tù kiểu Nottingham hay Sheriff, còn hơn cả Camelot mà tôi đã tưởng tượng.
Sau khi đèn tắt có vài cậu bé bò ra khỏi giường đến chỗ tôi. Họ bảo tôi đây là nơi nào và nói cho tôi những ai tôi cần phải tránh. Tóm lại là phải làm những gì người ta bảo bạn làm để tránh bị thầy giáo và các anh trưởng phạt. Và phải cẩn thận thầy Hiệu trưởng, họ bảo tôi như vậy.
Sáng hôm sau, bữa sáng diễn ra trong một phòng ăn rộng ốp gỗ. Những chiếc bàn dài đặt sẵn dao dĩa và các mòn ăn, những kệ để bánh mì nướng và các bình nước cam. Một cậu bé dẫn tôi đến chỗ của tôi và chúng tôi ngồi đó tập trung, khoanh tay, hoàn toàn im lặng.
Phía bên kia cuối căn phòng là một ô cửa sổ từ thời vua Geogre lớn nhìn ra bãi cỏ, và trước nó là một bục gỗ có chân cao bên trên đặt một cái bàn ăn. Trên bàn là một bình cà phê và một tờ báo được gấp cẩn thận. Bên cạnh đó là một cây gậy chống lò xo.
Cánh cửa mở ra và một người phụ nữ trung niên to lớn bước vào. Đây là bà Matron, vợ của thầy Hiệu trưởng. Bà chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến y tế, giặt là, bếp, phòng may và tất cả các nhân viên điều hành những việc đó.
“Chào buổi sáng các cậu bé”, bà nói.
“Chào buổi sáng, bà Matron”, tất cả chúng tôi đồng thanh trả lời.
Cánh cửa lại mở ra lần nữa và thầy Hiệu trưởng bước vào. Ông ta thấp, hói và to béo, đeo một cặp kính mã não dày. Ông ta bước đi với chân hất sang hai bên, giống một con vịt, và tay ông vung cao kiểu hành quân. Ông ta cười rất vui vẻ. Tôi nghĩ hẳn ông đang vui.
“Chào buổi sáng, các chàng trai”, ông nói trước.
“Chào buổi sáng, thưa Ngài.” Chúng tôi lại lặp lại.
Ông ta sải bước tới chỗ cái bục và ngồi xuống bên bàn cùng với bà Matron.
Phía bên kia phòng, đối diện với ô cửa sổ bên này là một cánh cửa lớn dẫn vào trong bếp, và ở đó có những món ăn ngon nhất trên đời - thịt nướng tuyệt vời, bánh nướng, đồ hầm và bánh tráng miệng. Có vẻ như thầy Hiệu trưởng đã yêu cầu đồ ăn phải luôn được cung cấp ở chuẩn mực cao nhất. Ông sẽ vào bếp mỗi ngày và nếm thử những thứ đã được đầu bếp chuẩn bị sẵn cho ông, mặc dù kì lạ ở chỗ ông không ăn cùng đồ ăn với bọn trẻ chúng tôi. Bữa trưa và bữa ăn nhẹ được làm riêng cho ông và bà Matron, và được chuyển tới khu họ sống bằng xe đẩy. Chỉ có duy nhất bữa sáng là ông ăn cùng với chúng tôi, là bữa ông ăn bánh mì nướng, mứt cam, cà phê và mận khô!
Về phần cái gậy chống đặt trên bàn, tôi không biết nó dùng làm gì cho đến tận hai hay ba ngày sau khi tôi đến, khi một cậu bé làm rơi dĩa xuống sàn. Cậu ta bắt đầu run rẩy khi cúi xuống gầm bàn nhặt nó lên, và những cậu bé khác phải chuyển ra chỗ khác, khiến ghế của họ lộp cộp trên dàn gỗ.
“Lại đây,” thầy Hiệu trưởng la lớn.
Mọi người đều ngừng ăn và ngồi sững lại. Cậu bé kia rõ ràng đã quá run sợ khi bước đến chỗ cái bục. Thầy Hiệu trưởng đứng dậy, cầm lấy cây gậy và bắt đầu vụt vào chân và sau lưng cậu bé, vừa đánh vừa la “Mày - phải - im - lặng!”. Ông lặp lại câu đó hai lần, đồng nghĩ với 8 lần vụt đau đớn. Cậu bé đó ngã khuỵu, khóc tức tưởi và Hiệu trưởng lại la lên “Đứng dậy, phải là một người đàn ông.” Cậu bé đứng dậy là nói “cảm ơn Ngài”, nghẹn ngào trong nước mắt.
Bà Matron cầm cánh tay cậu bé đang nức nở đó và dẫn cậu ta ra ngoài. Có lẽ nếu bà ấy không làm thế sự thổn thức của cậu bé sẽ khiến thầy Hiệu trưởng đánh đòn cậu ta tiếp. Trong khi đó thầy Hiệu trưởng tiếp tục ăn sáng như thể chưa có chuyện gì xảy ra và chúng tôi cũng chậm rãi quay về với phần ăn của mình. Tôi tự hỏi không biết ông ta sẽ làm gì nếu chúng tôi phạm phải lỗi gì đó thực sự nghiêm trọng.
Các cậu bé bảo tôi rằng thầy Hiệu trưởng thường xuyên nóng nảy như vậy. Họ kể với tôi rằng trước bữa sáng hành lang bên ngoài văn phòng ông luôn có một hàng những đứa chờ “phán xét”. Có lẽ điều đó khiến ông ta cảm thấy ngon miệng. Và ông ta muốn tất cả đều phải nói nói “cảm ơn” sau khi bị phạt vì hình phạt đã giúp họ nhận ra lỗi lầm, nên màn xin lỗi luôn được lặp lại mọi lúc.
Chắc chắn chúng tôi đã được nuôi ăn rất tốt. Thậm chí chúng tôi còn có một bữa ăn nhẹ gồm có cacao và một miếng bánh ngọt hay bánh nướng trước khi đi ngủ. Nhưng hoá ra đồ ăn là thứ tốt đẹp duy nhất ở nơi này.
Sau ngày đầu tiên, anh trưởng ngôi nhà và các bạn của anh ta quyết định cho tôi thấy tôi đứng ở vị trí nào. Chuyện này cũng thường gặp ở những ngôi nhà tôi từng ở, và từ lâu cũng đã biết rằng nắm giữ vị trí cầm đầu sẽ phận được sự kính trọng của những người khác, nhưng nó cũng có nghĩa là nếu không thể đánh bại người đó thì bạn phải luôn chui lủi. Lần này thì tôi không thể. Tôi đã kết thúc cuộc chiến với những vết bầm tím và một con mắt thâm đen.