(*) “Phiên bản thứ 5 (mới nhất, công bố năm 2013) của Cẩm nang phân loại và chẩn đoán các bệnh tâm thần của Hội Chuyên gia tâm thần Hoa Kỳ (APA).
Rối loạn phổ tự kỷ 299.00 (F84.0)
A. Thiếu hụt dai dẳng những tương tác và giao tiếp xã hội ở nhiều bối cảnh, biểu hiện ở hiện tại hay đã có tiền sử:
1. Thiếu tương tác về mặt cảm xúc - xã hội. Ví dụ: từ cách tiếp xúc xã hội bất thường đến thất bại trong các cuộc trò chuyện qua lại thông thường, hạn chế chia sẻ cảm xúc, sở thích; không thể thành công khi khởi xướng hay đáp ứng với các tương tác xã hội.
2. Thiếu các hành vi phi ngôn ngữ khi tương tác xã hội. Ví dụ: từ khả năng hợp nhất giao tiếp có lời và giao tiếp không lời nghèo nàn đến ngôn ngữ cơ thể và tương tác mắt bất thường, hoặc thiếu khả năng nhận hiểu và sử dụng điệu bộ đến việc không có khả năng biểu lộ qua nét mặt và ngôn ngữ cơ thể.
3. Thiếu hụt trong quá trình phát triển, khi duy trì và hiểu về các mối quan hệ. Ví dụ, từ những khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi phù hợp với những tình huống xã hội đa dạng đến việc gặp khó khăn khi chơi tưởng tượng hay kết bạn; thiếu vắng những sở thích thường gặp ở các bạn đồng trang lứa.
Mức độ nghiêm trọng được đánh giá dựa trên những giới hạn và suy kém giao tiếp xã hội, các khuôn mẫu hành vi lặp đi lặp lại (xem bảng “Mức độ nặng của rối loạn phổ tự kỷ”).
4. Các khuôn mẫu hành vi, sở thích hay các hoạt động bị giới hạn và lặp đi lặp lại. Biểu hiện ít nhất 2 trong số các dấu hiệu dưới đây, ở thời điểm hiện tại hay đã có tiền sử. Cách vận động, cách sử dụng vật thể, ngôn ngữ rập khuôn hoặc lặp đi lặp lại (Ví dụ: các vận động cơ thể đơn giản được rập khuôn, đồ chơi hay vật được xếp hàng hay tung lên, lối nói chỉ lặp lại lời người khác một cách máy móc).
5. Bám chặt vào các lề thói hàng ngày đến mức thiếu linh hoạt, hoặc có mẫu hành vi bằng lời hay không lời được thực hiện theo nghi thức (Ví dụ: vô cùng đau khổ trước các thay đổi nhỏ, khó khăn khi chuyển tiếp, mô hình suy nghĩ cứng ngắc, chào hỏi theo nghi thức - greeting rituals, cần những trình tự giống nhau hoặc ăn cùng loại thức ăn mỗi ngày).
6. Hạn chế ở mức độ cao, gắn chặt với các sở thích hoặc quá tập trung ở cường độ bất thường (Ví dụ: rất gắn bó hay bận tâm quá mức với các vật thể khác lạ, có những sở thích dai dẳng hoặc bị giới hạn quá đáng).
7. Phản ứng dưới ngưỡng hay trên ngưỡng bình thường đối với sự thu nhận thông tin cảm giác hay thích thú một cách khác lạ về phương diện cảm giác trước các kích thích của môi trường (Ví dụ: thờ ơ với cảm giác đau/cảm giác nhiệt, phản ứng quá mức với những âm thanh, chất liệu riêng biệt, ngửi và chạm vào các vật thể quá mức, bị lôi cuốn mạnh trước các kích thích về thị giác như ánh sáng, chuyển động).
Mức độ nghiêm trọng được đánh giá dựa trên những giới hạn và suy kém giao tiếp xã hội, các khuôn mẫu hành vi lặp đi lặp lại (xem bảng “Mức độ nặng của rối loạn phổ tự kỷ”).
B. Các triệu chứng phải xuất hiện ở giai đoạn phát triển sớm (nhưng vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng cho đến khi những đòi hỏi của xã hội vượt quá năng lực của bệnh nhân, hoặc nó có thể được “che kín” nhờ học tập các chiến lược khi lớn lên).
C. Các triệu chứng gây ra sự suy yếu chức năng đáng kể về mặt lâm sàng ở các phương diện xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực khác.
D. Những xáo trộn này không phải do sự yếu kém trí tuệ(intellectual disability - rối loạn phát triển trí tuệ). Chậm phát triển trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ thường xuất hiện cùng nhau, nên thường có chẩn đoán cặp đôi rối loạn phổ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ.
BẢNG: MỨC ĐỘ NẶNG CỦA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ