C
hính Hoa Cương đã thay đổi tôi, để tôi có thể phát huy hết năng lực của bản thân.
Học viên Nghệ thuật Hoa Cương thành phố Đài Bắc là học viện chuyên ngành về nghệ thuật có lịch sử lâu đời nhất tại Đài Loan. Tiền thân của nó chính là Đại học Văn hóa Hoa Cương, đến năm 1975, người sáng lập ra Đại học Văn hóa, Thạc sĩ, giảng viên Trương Kỳ Vận mới thay đổi nó thành một Học viện chuyên ngành về nghệ thuật.
Trường Nghệ thuật Hoa Cương tọa lạc tại một khu du lịch thắng cảnh nổi tiếng của Đài Bắc, núi Dương Minh. Nơi đây thời tiết vô cùng đẹp, bốn mùa rõ rệt, mùa đông hoa nở hồng tươi, mùa hạ rừng cây lá xanh um tùm, mùa thu đỏ thẫm lá phong lãng mạn, đặc biệt là mùa xuân, hoa đỗ quyên cùng sakura nở rực rở một vùng núi, đẹp lung linh huyền ảo.
Trường Hoa Cương rất thích hợp với những người năng động.
Tôi học khoa Hý Kịch.
Khoa Hý Kịch thì học cái gì?
Học tất cả những cái gì liên quan đến “hý kịch”.
Ví dụ như kinh kịch. Trong kinh kịch, chúng tôi phải học cách ngân, cách hát, võ nghệ sân khấu, lộn nhào..., cho dù là cách ngân hay là cách múa thương, tất cả những gì các bạn tưởng tưởng, tất cả những gì bao hàm trong hý kịch, chúng tôi đều phải học.
Kỹ năng biểu diễn hý kịch còn bao gồm cả vũ đạo, bởi vì khi biểu diễn vẫn cần đến, vì thế chúng tôi phải học cả khiểu vũ.
Tất cả đều nằm trong phần “Vũ” của kỹ năng biểu diễn.
Tiếp theo là nói đến phần “Văn”: Đạo diễn, biên kịch, thậm chí âm thanh, ánh sáng, sân khấu, đạo cụ, quay phim, đều phải học.
Hý kịch bao hàm quá nhiều thứ. Những cái này đều là những bài học cơ bản nhất của chúng tôi.
Chúng tôi được học cả chuyên ngành chính và chuyên ngành phụ. Chuyên ngành chính là biểu diễn, chuyên ngành phụ là quay phim. Lúc đó tôi chọn chuyên ngành chính là biểu diễn bởi vì ai cũng chọn như vậy, khi đó còn nhỏ, không hiểu gì, chỉ nghĩ đơn thuần học nghệ thuật thì đương nhiên phải là biểu diễn, còn tôi chọn chuyên ngành phụ là quay phim bởi vì tôi rất thích quay phim.
Ban đầu, trường Hoa Cương được chia thành bốn khoa: Nhạc Trung Quốc, Nhạc phương Tây, Vũ đạo và Chính kịch Trung Quốc, đến năm 1986, khoa Chính kịch Trung Quốc được đổi tên thành khoa Hý Kịch, chia thành hai nhóm, Sân khấu và Điện ảnh. Năm 1987, trường có thêm một khoa Mỹ thuật, năm 1988 thì dừng hoạt động nhóm Sân khấu. Chúng tôi chỉ phải học về Sân khấu một năm đầu tiên nhưng những kỹ năng cơ bản đều phải học.
Khi mới nhập học, toàn phải học lộn nhào, tập đi, tập múa... Mùa đông trên núi rất lạnh, vẫn phải dậy sớm để tập luyện. Các giáo viên dạy kịch sân khấu đều là người Bắc Kinh, chưa gì đã dạy chúng tôi những bài rất khó, những động tác vô cùng kinh khủng. Mỗi lần dạy, thày đều nói: “Ai đây? Ai thế? Chân của ai chưa đúng? Đặt giáo trình lên đầu đi!”, nói thì nhanh, lại nói liền một mạch, rất nhiều bạn không hiểu thày nói gì, cảm thấy rất buồn cười.
Những những bài học cơ bản này rất quan trọng đối với sinh viên năm đầu. Lúc làm bài kiểm tra, những bài cơ bản tập kỹ rồi mới được 50 điểm, nhưng mỗi một kỳ trôi qua lại có thể tăng lên đến 70 điểm. Rất may là những động tác ấy tôi đều tập được dễ dàng.
Tất cả những động tác tay, chân, đi, lại, xoay người trong kinh kịch tôi đều rất thành thạo. Những điều này rất có ích đối với tôi trong quá trình đóng phim sau này.
Những động tác ấy tôi đều thành thào, nhưng những mảng không liên quan đến vận động, ngoài quay phim ra, những cái còn lại liên quan đến chữ nghĩa hay văn chương, tôi cảm thấy... vô cùng hổ thẹn.
Tôi nhỏ tuổi nhất, trong lớp có người còn hơn tôi đến năm tuổi, nhưng cũng chỉ xưng hô là bạn bè, thế nên mấy anh chị khóa trên cũng không dám bắt nạt lớp tôi, bởi vì lớp tôi đa phần đều là những người khóa trên bị đúp lại.
Nội quy trường Hoa Cương vô cùng nghiêm ngặt, một lớp có 57 sinh viên, nhưng thường chỉ có 30 sinh viên tốt nghiệp được, cũng may những người học nghệ thuật đều là những người lạc quan và có tư tưởng rất thoáng. Tôi có đứa bạn nói dối người nhà là học ở Hoa Phong phải học đến 5 năm, thế là phụ huynh phải đóng cho nó tận 5 năm học phí, đến lễ Tốt nghiệp, họ đến trường mới kinh ngạc hỏi giáo viên: “Không phải trường ta phải học đến năm năm sao?”, hóa ra con trai học bị đúp tận 2 năm.
Ở Hoa Cương, tôi bắt đầu học được cách quan sát người khác.
Ngày trước tôi hay phá phách, nghịch ngợm nhưng chỉ là tự chơi thôi, ít khi tiếp xúc với mọi người. Bây giờ học biểu diễn, nên phải học cách quan sát người khác. Chúng tôi có hẳn một bài học về cách quan sát người khác.
Lúc nghỉ học về nhà hay trong các kỳ nghỉ, tôi thường hay ngồi ở cửa tiệm dưới lầu nhà tôi để quan sát mọi người qua lại. Khu vực phía Đông này cũng giống như đường Nam Kinh ở Thượng Hải hay khu Sanlidun ở Bắc Kinh vậy, rất tấp nập, nhộn nhịp, người qua lại rất đông. Đủ các loại người, đủ các loại phong cách, đi qua đi lại, tôi thường vừa quan sát, vừa phán đoán: “Anh ta, cô ta làm nghề gì, đang đi đâu, từ đâu đến?”.
Mấy vấn đề triết học này, ngồi đoán thôi cũng mất cả ngày trời.
Học quan sát xong thì sẽ phải học biểu diễn.
Khoa Hý kịch trường Hoa Cương quan trọng nhất chính là “kỹ năng biểu diễn”, không chỉ là biểu diễn trong các buổi lên lớp, năm nhất năm hai đều có những buổi biểu diễn của năm, từ năm ba trở đi còn phải đi lưu diễn ở ngoài trường để tốt nghiệp, chúng tôi phải biểu diễn kịch sân khấu, từ phục trang, hóa trang, tạo hình, cho tới bài trí sân khấu, ánh sáng, âm thanh..., sinh viên đều phải tự làm.
Tôi đã từng cosplay một bạn béo nhất trong lớp, tôi đã từng lập một nhóm cùng đi xe máy diễu đêm, đây đều là những việc không nên, tôi cũng đã từng nhét lá chuối vào ống xả xe máy người khác, phết keo dính vào ổ khóa xe người ta, đương nhiên đây cũng là những việc không nên làm.
Trường Hoa Cương đã giúp tôi phát huy hết bản thân mình.
Thay đổi lớn nhất trong tính cách của tôi, không phải là càng ngày càng hướng ngoại hay gì đó, mà là phát huy được bản thân hơn trước rất nhiều, bắt đầu quan tâm, để ý hơn nhiều điều trong cuộc sống.
Tôi của trước đây, và tôi sau khi tốt nghiệp trường Hoa Cương hoàn toàn không giống nhau chút nào.
Tôi đã viết trong sổ lưu bút của các bạn như thế này:
“Không thay đổi bản thân vì bất cứ ai
Chỉ thay đổi bản thân vì chính mình”
Nhưng năm tháng học ở Hoa Cương, con người tôi đã trở nên phóng khoáng hơn nhiều, hòa nhập với xã hội hơn, cảm giác đó giống như khi lạc lỗi bỗng tìm thấy phương hướng, như một sự chỉ dẫn cụ thể trong một thế giới mơ hồ.