Mọi loại ung thư đều đã từng có người vượt qua được, bất kể bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào. Do đó, nếu ngay cả chỉ có một người đã chữa lành được ung thư rồi, thì hẳn là phải có một cơ chế nào đó cho việc chữa lành đó, cũng giống như là đã có cơ chế cho việc phát sinh ung thư. Bất cứ ai trên hành tinh này cũng đều có khả năng thực hiện cả hai việc đó.
Nếu bạn từng được bác sĩ chẩn đoán là bị ung thư, có thể bạn không có khả năng thay đổi kết quả chẩn đoán đó, nhưng chắc chắn trong bạn có khả năng thay đổi những hậu quả hủy hoại mà chẩn đoán đó có thể ảnh hưởng đến bạn, giống như George đã làm. Cách bạn nhận thức về ung thư và những hành động bạn chọn sau chẩn đoán chính là một trong số những yếu tố quyết định tác động mạnh mẽ nhất tới sức khỏe của bạn trong thời gian sắp tới, hoặc không có được những yếu tố ấy. (Xem chương 3, Giải mật ung thư).
Quan điểm vơ đũa cả nắm của các nhà chuyên môn lẫn những người ngoại đạo coi ung thư là căn bệnh chết người đã biến ung thư thành một loại rối loạn có hậu quả kinh hoàng với đa số bệnh nhân mắc phải và gia đình họ. Ung thư đã trở nên đồng nghĩa với nỗi sợ hãi bất thường, với khổ đau và cái chết. Nhận thức này vẫn tồn tại mặc dù sự thật là có tới 90 – 95% tất cả các loại ung thư có thể xuất hiện và biến mất bất cứ lúc nào chúng muốn.
Không có ngày nào qua đi mà cơ thể chúng ta không tạo ra hàng triệu tế bào ung thư. Một số người, khi chịu áp lực căng thẳng nghiêm trọng tạm thời, tạo ra nhiều tế bào ung thư hơn bình thường. Những tế bào này cụm lại với nhau thành các khối u, những khối u này sẽ biến mất khi tác động của căng thẳng dịu đi và sau khi một đáp ứng chữa lành (thường được coi là các triệu chứng của bệnh tật) được hoàn thành. Trong chương 3, tôi sẽ nói rõ hơn việc điều này xảy ra một cách chính xác và dễ đoán như thế nào.
Ở đây, tôi muốn nói rằng theo nghiên cứu y khoa, hiện tượng tiết một hoóc môn chống ung thư rất mạnh của ADN là interleukin 21, giảm xuống do căng thẳng thể chất và tinh thần, và lại tăng lên khi người đó cảm thấy thư thái và vui vẻ. Mức độ tiết interleukin 2 thấp làm tăng xác suất mắc ung thư, và mức độ tiết bình thường giữ tế bào ung thư trong trạng thái vô hại.
1 Viết tắt là IL-2, thuộc họ cytokine, là một nhóm protein được tế bào bạch cầu có tên là tế bào lympho T sản xuất, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch. Nó được sản xuất thành dược phẩm để điều trị một số loại ung thư nhất định (Chú thích của người dịch, từ đây trở đi viết là ND).
Tuy nhiên, thường thì không phải lúc nào người ta cũng ở trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Bởi lẽ khả năng mắc ung thư tăng và giảm tùy theo mức độ căng thẳng, nên nhiều loại ung thư biến mất mà không cần bất cứ hình thức can thiệp nào của y tế và không gây ra bất cứ lo ngại thực sự nào. Theo đó, ngay trong chính thời điểm này, hàng triệu người đang đi lại bình thường với các loại ung thư trong người mà không hề có dấu hiệu nào là họ đang có chúng. Cũng tương tự thế, hàng triệu người đang chữa lành ung thư mà cũng không hề biết điều đó. Nhìn chung, có nhiều trường hợp ung thư tiêu biến một cách tự phát hơn là số ung thư được chẩn đoán và điều trị.
Tờ The New York Times đã đăng một bài báo trong số ra tháng 10 năm 2009 trong đó đưa ra nhiều câu hỏi có tính chất khai sáng khi soi chiếu vào thực tế, những câu hỏi này đã trở nên khó nhằn đối với các cơ quan, tổ chức về ung thư và những người ủng hộ họ. Bài báo này, do Gina Kolata viết, có nhan đề “Ung thư có thể biến mất mà không cần điều trị, nhưng bằng cách nào?”
Trong bài báo, Kolata đã chỉ ra rằng người ta mặc nhiên cho là quỹ đạo phát triển của ung thư chỉ đi theo một hướng, giống như mũi tên thời gian, đó là hướng chỉ phát triển và trầm trọng hơn mà thôi. Nhưng vào tháng 10 năm 2009, một bài báo được đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association (JAMA - Tạp chí của Hiệp hội y khoa Mỹ) đã lưu ý “dữ liệu từ hơn hai thập kỷ qua từ việc soi chụp ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt đã đặt dấu hỏi cho quan điểm đó.”
Những công nghệ soi chụp ngày càng tinh vi tìm thấy cả những u nhỏ mà chúng sẽ chẳng gây ra vấn đề gì nếu người ta cứ bỏ mặc chúng ở đấy, không phát hiện ra bằng soi chụp. Những u này cũng chỉ nằm yên và vô hại như những vết sẹo nhỏ trên da. Như bài báo này thừa nhận, những u này không chóng thì chày sẽ tự ngưng phát triển hoặc teo lại, hay thậm chí sẽ biến mất, ít nhất là trong trường hợp một số kiểu ung thư vú.
Theo lời bác sĩ Barnett Kramer, phó Ban Phòng tránh Ung thư ở tổ chức Các Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health - NIH) thì “quan điểm cũ cho rằng ung thư là một quá trình tịnh tiến. Một tế bào có một đột biến, rồi từng tí từng tí một nó có nhiều đột biến hơn. Người ta cho rằng những đột biến này không tự động trở về trạng thái bình thường ban đầu.”
Đến tận gần đây, các nhà nghiên cứu ung thư và các bác sĩ vẫn còn quan niệm sai lầm (và coi những giả định của mình là chân lý khoa học) rằng ung thư là kết quả của đột biến tế bào (sự thay đổi tổ hợp vật chất di truyền của tế bào), lúc đó tế bào đột biến đã trở nên mất kiểm soát. Tuy nhiên, mũi nhọn tiên phong trong nghiên cứu ung thư đã hướng về phát hiện cho rằng sự phân chia tế bào vô tổ chức và không được kiểm soát thực ra không hề diễn ra.
Như bác sĩ Kramer đã chỉ ra, chúng ta ngày càng nhận ra rằng chỉ đột biến thôi chưa đủ để ung thư phát triển. Chúng còn cần sự hợp đồng tác chiến của những tế bào xung quanh và thậm chí, như ông nói, của “toàn bộ cơ thể, toàn bộ con người”, mà trong đó hệ miễn dịch hoặc mức hoóc môn, ví dụ vậy, có thể chặn đứng hoặc thúc đẩy một khối u.
Theo bác sĩ Kramer, điều này khiến ung thư trở thành “một quá trình động”. Câu nói của ông ấy rõ ràng đã đặt ra một câu hỏi rất quan trọng. Nếu chức năng duy nhất của ung thư chỉ là trở thành một sự kế tiếp chết người cuối cùng của đột biến tế bào, thì tại sao toàn bộ cơ thể, bao gồm bộ não, hệ thần kinh, hệ miễn dịch và hệ nội tiết, cũng như tính cách cá nhân và tất cả các tế bào xung quanh ung thư, lại hỗ trợ cho sự phát triển của nó? Câu trả lời cho câu hỏi mấu chốt này vừa thú vị vừa đáng khuyến khích.
Như nhan đề cuốn sách này nêu rõ, ung thư hoàn toàn không phải là bệnh; mà nó là một cơ chế chữa lành. Toàn bộ cơ thể hỗ trợ cho sự phát triển của ung thư chừng nào đó là điều có lợi nhất cho cơ thể. Một khi xử lý xong những nguyên nhân gốc rễ, một khi cơ thể và tâm trí trở lại tình trạng cân bằng và phù hợp ban đầu, thì ung thư sẽ hết nhiệm vụ, chuyển thành một trạng thái lành tính và ngủ yên, hoặc thậm chí hoàn toàn biến mất.
Một số bác sĩ và nhà nghiên cứu ung thư rất khó chấp nhận quan điểm mới mẻ cho rằng ung thư không đi theo một con đường một chiều từ đột biến đến sinh bệnh. Nhưng rõ ràng, ngày càng có nhiều người hoài nghi nay đã thay đổi cách nhìn và thừa nhận rằng trên thực tế ung thư có thể tự biến mất, tuy dường như điều này trái ngược với mọi quan niệm trước kia của họ.
Một trong những người chuyển biến tư tưởng kiểu này là bác sĩ Robert M. Kaplan, chủ nhiệm khoa dịch vụ y tế Trường Y tế công thuộc Đại học California, Los Angeles. “Xét cho cùng thì tôi không dám chắc mình quả quyết về điều này đến đâu, nhưng tôi tin vào điều đó,” ông nói. “Sức nặng của bằng chứng đã cho thấy có lý do để tin tưởng.”
Thêm một chuyên gia về ung thư nữa là bác sĩ Jonathan Epstein ở Đại học Johns Hopkins, nói rằng hiện tượng những khối u biến mất được biết rõ trong ung thư tinh hoàn. Theo bác sĩ Epstein, đã xảy ra chuyện trong một ca phẫu thuật tinh hoàn, bác sĩ phẫu thuật có thể chỉ thấy mô sẹo ở đúng chỗ được chẩn đoán có một khối u lớn.
Bằng chứng ngày càng tăng về việc ung thư có thể ngừng phát triển hoặc thậm chí suy thoái là điều hiện nay không thể phủ nhận được nữa và các nhà nghiên cứu không còn lựa chọn nào khác hơn là xét lại những quan niệm của họ về bản chất ung thư và sự phát triển của nó. Nhưng, theo ý tôi, nếu họ không công nhận rằng ung thư là một cơ chế chữa lành mà toàn bộ cơ thể cộng hưởng để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng ẩn bên dưới, thì họ sẽ vẫn tiếp tục tìm cách chống lại ung thư thay vì hỗ trợ nó bằng quá trình chữa lành. Tuy nhiên, việc này cần có niềm tin vào sự thông thái của cơ thể và những khả năng chữa lành tự nhiên, chứ không phải nghi ngờ rằng cơ thể đã có khuyết tật hoặc hỏng hóc bên trong.
Phát hiện rằng chỉ đột biến gien thôi không thể nào gây ra ung thư, nó phải được các tế bào xung quanh và toàn bộ cơ thể hỗ trợ, đã tự nó nói lên tất cả. Tôi lúc nào cũng xem ung thư như một người bạn của cơ thể ở bên trợ giúp cơ thể trong suốt những thời khắc rối ren. Chắc là cơ thể cũng coi ung thư như một người bạn chứ không phải là kẻ thù. Tôi tin rằng chúng ta cũng nên đối xử với ung thư như vậy.
Trong bài báo của mình, Kolata nhắc tới một câu nói rất thú vị của Thea Tlsty, một giáo sư bệnh học ở Đại học California, San Francisco, và cũng là một trong những nhà nghiên cứu ung thư xuất chúng nhất thế giới. TS Tlsty nói rằng các tế bào ung thư và tiền ung thư quá phổ biến đến nỗi gần như bất cứ người trung niên hoặc cao tuổi nào cũng đều có đầy chúng trong cơ thể. Điều này được phát hiện trong những nghiên cứu giải phẫu những người chết vì những nguyên nhân khác không liên quan, mà không hề hay biết rằng họ đã có tế bào ung thư hoặc tiền ung thư. Họ không có những khối u lớn hay những triệu chứng ung thư. TS Tlsty nói: “Câu hỏi thực sự thú vị ở đây không hẳn là tại sao chúng ta bị ung thư mà là tại sao chúng ta không bị ung thư?”
Trong bối cảnh đúng như vậy, tôi muốn đặt ra câu hỏi gây tò mò nhất: Tại sao một số người cảm thấy đau ốm khi bị ung thư trong khi có những người cũng bị ung thư vẫn sống hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường? Tôi sẽ giải thích chi tiết hơn về chủ đề quan trọng đó trong suốt quyển sách này.
Kolata đã đưa ra một vấn đề đáng tò mò khác: “Các nhà nghiên cứu nói rằng một tế bào đang trên đường tiến tới ung thư xâm lấn càng ở giai đoạn sớm càng có khả năng đảo ngược hướng đi. Bởi thế, các tế bào tiền thân giai đoạn chớm của ung thư cổ tử cung có khả năng cao quay trở lại bình thường. Một nghiên cứu đã nhận ra 60% tế bào cổ tử cung tiền ung thư, phát hiện bằng các xét nghiệm Pap (phết mỏng tế bào cổ tử cung), đã quay trở lại trạng thái bình thường trong vòng 1 năm; 90% quay trở lại trong 3 năm.” Chẳng phải điều này cho thấy một xu hướng khác với xu hướng trước mà các nhà lý thuyết về ung thư quan niệm hay sao?
Tất nhiên điều này dấy lên câu hỏi liệu trên thực tế chúng ta có nên để mặc không điều trị nhiều loại ung thư để chúng quay trở về trạng thái ngủ yên và trở nên vô hại, hoặc tự biến mất hay không. Nhiều thập kỷ qua, các bác sĩ và các tổ chức y tế đã thúc đẩy chương trình phát hiện sớm trên số đông dân chúng khi tuyên bố rằng việc phát hiện và điều trị ung thư ở giai đoạn đầu là cực kỳ quan trọng. Theo họ, làm như thế thì điều trị dễ hơn và thành công hơn. Tuy nhiên, một lần nữa, quan điểm của họ có thể hoàn toàn sai.
Kolata giải thích tiếp: “Quá trình phát triển động của ung thư có vẻ là lý do cho thực trạng quá trình sàng lọc ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt tìm ra được nhiều ca mắc ung thư sớm nhưng số lượng ca mắc ung thư giai đoạn sau lại không suy giảm tương ứng.” Nói cách khác, các phương pháp sàng lọc tân tiến và tinh vi hơn phát hiện thêm nhiều ca mắc ung thư nhưng cũng không giảm được tỷ lệ mới mắc ung thư tiến triển1. Điều này hiển nhiên mâu thuẫn với quan điểm cho rằng phát hiện sớm, thường dẫn đến điều trị sớm, sẽ có tác dụng phòng tránh toàn diện hoặc giảm tỷ lệ mới mắc ung thư trong dài hạn. Nó cũng ngụ ý rằng nhiều ca mắc ung thư tốt hơn nên để mặc mà không điều trị gì. Điều này ủng hộ giả thuyết cho rằng nhiều ca ung thư giai đoạn đầu sẽ không phát triển thêm. Về ung thư vú, có bằng chứng gián tiếp cho thấy nó thực sự biến mất ở một số người. Tầm soát ung thư vú và tuyến tiền liệt rõ ràng không làm giảm số ca ung thư.
1 Ung thư tiến triển (advanced cancer) được xem là hầu như không thể chữa được, chỉ có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh (BBT).
Bệnh viện Johns Hopkins đề xuất một lựa chọn giám sát chặt chẽ cho những người đàn ông có khối u nhỏ ở tuyến tiền liệt thay vì cắt bỏ hoặc triệt tiêu là có lý do chính đáng. Trường hợp hiếm hoi thì nó mới tăng kích thước, khi đó họ vẫn có thể cắt bỏ đi được. Tuy nhiên, bị chẩn đoán là mắc ung thư tuyến tiền liệt là chuyện quá khủng khiếp đến nỗi hầu hết những người này không dám chọn cách chờ xem thế nào. “Hầu hết đều muốn loại bỏ nó đi,” bác sĩ Epstein của bệnh viện Johns Hopkins chia sẻ. Tôi cho rằng chính sự gieo rắc nỗi sợ hãi đến vô lý trong nhiều thập kỷ qua của những người hành nghề y và nỗi ám ảnh muốn nhanh chóng thoát khỏi tình thế không may của các bệnh nhân đã dẫn đến tình trạng trên.
Tôi có thể nói thêm rằng những liều bức xạ ion hóa cao phát ra từ các thiết bị tầm soát ung thư, như chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp quang tuyến vú, v.v., thực ra đã góp phần tăng số ca mới mắc của rất nhiều dạng ung thư khác nhau. Các ung thư liên quan đến việc nhiễm bức xạ như thế bao gồm ung thư máu (bệnh bạch cầu), đa u tủy xương, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư da. (Xem chương 5, Bức xạ Ion hóa).
Trong một nghiên cứu ở Canada, các nhà nghiên cứu đã xem xét hành trạng của những khối ung thư nhỏ ở thận (u biểu mô ác tính tế bào thận), nằm trong số những ung thư được báo cáo là đôi khi thoái triển, ngay cả khi đã tiến triển được một chặng đường khá xa rồi. Nghiên cứu có đối chứng mù đôi1 do bác sĩ Martin Gleave, thuộc Khoa Tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Vancouver [New England Journal of Medicine; 338:1265-1271, ngày 30-4-1998] đã so sánh một phương pháp điều trị bằng một loại thuốc điều hòa miễn dịch là interferon gamma-1b với một giả dược cho người bị ung thư thận đã di căn khắp cơ thể.
1 Nghiên cứu có đối chứng mù đôi (double-blind control study) là phương pháp nghiên cứu chia đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm: nhóm thử nghiệm chịu sự can thiệp từ bên ngoài (như uống thuốc, chữa trị,…) và nhóm đối chứng không bị tác động can thiệp từ ngoài (uống giả dược để không phân biệt được với đối tượng uống thuốc thật), đồng thời cả đối tượng được nghiên cứu lẫn những người thực hiện nghiên cứu đều “bị mù” (mù đôi), tức là không ai biết đối tượng nào có chịu sự can thiệp hay không, nhằm loại bỏ các yếu tố thiên vị, cảm tính và kỳ vọng của các đối tượng liên quan ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm (BBT).
Mặc dù thiếu những thử nghiệm có đối chứng bằng giả dược, nhưng interleukin 2 và interferon vẫn trở thành thành phần chính của hầu hết những chiến lược trị liệu tác động vào miễn dịch cho bệnh ung thư tế bào thận đã di căn. Nghiên cứu này có mục đích chứng minh rằng những chất điều hòa miễn dịch này có thể kiểm soát hoặc đảo ngược quá trình phát triển của ung thư thận, mà hóa trị vốn đã bó tay. Các khối u ở 6% đối tượng thử nghiệm ở cả hai nhóm đã teo lại hoặc giữ kích thước ổn định như cũ, khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng phương pháp điều trị này không cải thiện được tình trạng. Những người thuộc số 6% thuyên giảm ở mức độ nào đó cho thấy không có sự khác biệt giữa những người được điều trị và không được điều trị, ngoại trừ việc những người trong nhóm dùng giả dược sống lâu hơn những người dùng thuốc điều trị trung bình 3,5 tháng.
Bác sĩ Gleave nói rằng có nhiều bệnh nhân khi xét nghiệm siêu âm hoặc cắt lớp vi tính vì những lý do không liên quan đến ung thư, tình cờ phát hiện ra có một cục u nhỏ trong một thận của mình. Phản ứng phổ biến là tiến hành phẫu thuật để loại bỏ những khối u ấy. Nhưng dựa trên những phát hiện của mình, ông băn khoăn liệu điều đó có thực sự cần thiết hay không.
Theo một bài báo trên tờ New York Times, trường đại học nơi bác sĩ Gleave làm việc đang tham gia một nghiên cứu quy mô quốc gia về những người có khối u nhỏ ở thận, nhằm giải đáp câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra khi những khối u này được kiểm tra kích thước định kỳ thông thường, bằng phương pháp chụp cắt lớp, để xem chúng có phát triển không. Rõ ràng là, khoảng 80% không thay đổi hay thậm chí còn nhỏ lại sau ba năm.
Kết luận mà tôi rút ra từ bài nghiên cứu quan trọng này là chúng ta đang đi sai đường nếu cứ tin rằng mình thông minh hơn cơ thể. Cơ thể tự làm teo hoặc chặn đứng sự phát triển của một khối u khi chúng cảm thấy cần thiết, chứ không thể nào khác. Nếu chúng ta đầu độc, đốt cháy hoặc cắt bỏ một khối u, thì cơ thể có thể cần phát sinh một khối u khác để hoàn thành hoạt động chữa lành của nó.
Sai lầm chính trong lý thuyết điều trị ung thư nằm ở quan điểm cho rằng ung thư cần phải bị trấn áp để cứu sinh mạng của bệnh nhân. Cho đến gần đây, gần như tất cả các nhà khoa học vẫn còn nhất trí với nhau rằng nếu một chứng ung thư không được điều trị hoặc ngăn chặn, thì chắc chắn nó sẽ phát triển, lan rộng và cuối cùng giết chết chủ thể. Rõ ràng là không phải như thế. Theo công trình nghiên cứu của bác sĩ Tlsty và nhiều nhà khoa học hàng đầu khác, hàng triệu người đã sống cùng với mọi loại ung thư mà không bị sao, và thậm chí còn không biết là mình mắc ung thư.
Sự thật là, tương đối ít các loại ung thư tiến hẳn đến giai đoạn cuối. Một số lượng lớn các ca ung thư rõ ràng vẫn không được chẩn đoán và không được phát hiện ra cho đến tận khi giải phẫu tử thi. Thường thì những người này không chết vì ung thư, mà vì nguyên nhân khác. Họ thậm chí còn không có những triệu chứng có thể khiến bác sĩ kê bất cứ một xét nghiệm phát hiện ung thư tiêu chuẩn nào. Việc số ca ung thư tuyến giáp, ung thư tụy, ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện trong giải phẫu tử thi gấp 30 đến 40 lần số ca được bác sĩ phát hiện có làm bạn kinh ngạc? Vậy thì ung thư có thực sự là căn bệnh nguy hiểm như người ta nói hay không?
Năm 1993, tạp chí y học của Anh Lancet đã đăng một nghiên cứu chỉ ra rằng sàng lọc sớm thường dẫn đến việc điều trị không cần thiết. Điều này có thể có lợi cho các công ty dược, nhưng chắc chắc có rất ít tác dụng, nếu có, cho người mắc ung thư.
Ví dụ, mặc dù 30% các ca giải phẫu tử thi ở đàn ông phát hiện ra ung thư tuyến tiền liệt, chỉ có 1% là chết vì nó. Sau tuổi 75, một nửa số đàn ông có thể bị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng tỷ lệ tử vong chỉ giao động trong khoảng 0,1 – 2,4%. Cụ thể hơn, từ năm 1995 đến năm 2002, tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt là 99%1. Tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm của ung thư tuyến tiền liệt theo chủng tộc là 99,9% đối với đàn ông da trắng và 97,6% đối với đàn ông da đen, bất kể họ có ít hay không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt, không có bệnh tật hay đã từng được điều trị. Khuyến nghị của chính phủ (vào tháng 8 năm 2008) kêu gọi các nhà ung thư học không điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt quá 75 tuổi vì điều trị chỉ lợi bất cập hại chứ không mang lại lợi lộc gì so với không chữa trị.
1 Tỷ lệ sống sót tương đối (relative survival rate) so sánh những bệnh nhân có cùng loại và giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt với những đàn ông khác trong quần thể. Con số trên có nghĩa là số bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt có khả năng trung bình sống được ít nhất 5 năm kể từ khi chẩn đoán ra bệnh bằng 99% số đàn ông không bị ung thư tuyến tiền liệt (BBT).
Ắt hẳn nên chú ý rằng những tỷ lệ tử vong thấp này đặc biệt đúng với những ai hoặc là không được chẩn đoán ra ung thư, hoặc không điều trị gì hết. Bởi lẽ theo chính sự thừa nhận của chính phủ, tỷ lệ tử vong đã tăng khi ung thư được điều trị, điều đó chắc chắn gợi ra cái gì mới thực sự là thủ phạm.
Một khi được chẩn đoán và điều trị, đại đa số khối ung thư không bao giờ được trao cơ hội tự biến mất theo ý nó. Chúng tức thì trở thành mục tiêu của một kho vũ khí chết người như những thuốc hóa trị, xạ trị và dao phẫu thuật. Những khối u đang ngủ yên, vốn chưa bao giờ thực sự gây ra bất cứ nguy hại nào cho cơ thể, có thể thay vì thế lại bị đánh thức rồi có những phản ứng tự vệ và trở nên tác oai tác quái, chẳng khác gì bọn vi khuẩn tương đối vô hại đã biến thành những siêu khuẩn nguy hiểm kháng thuốc khi bị thuốc kháng sinh tấn công. Chắc chắn không sáng suốt gì khi đáng ra phải tăng cường cơ chế chữa lành quan trọng nhất của cơ thể (hệ miễn dịch), bạn lại chui đầu vào cái rọ của những phương pháp điều trị cực đoan chỉ tổ làm suy yếu hoặc phá hủy hệ miễn dịch.
Vấn đề với các bệnh nhân ung thư ngày nay là, quá hoảng sợ trước chẩn đoán bị ung thư, họ đã hiến cơ thể mình cho những phương pháp điều trị mổ xẻ, thiêu đốt và/hoặc gây độc: những quy trình có nhiều khả năng chỉ đưa họ tới cái chết nhanh hơn cho đến tận khi họ cũng cảm thấy mình chẳng còn lựa chọn nào khác.
Câu hỏi quan trọng nhất mà bệnh nhân ung thư có thể cần đặt ra không phải là “Chứng ung thư của tôi tiến triển hay nguy hiểm ra sao?” mà là “Mình đang làm gì hay đang không làm gì để đến nỗi cơ thể rơi vào tình trạng phải giành giật sự sống như thế này?” Tại sao một số người vượt qua được ung thư như thể qua một cơn cảm cúm? Chỉ là họ may mắn, hay còn có một cơ chế nào đó chữa lành và phục hồi sức khỏe cho họ? Ngược lại, nhân tố ẩn giấu nào đã ngăn chặn cơ thể chữa lành ung thư một cách tự nhiên, khiến cho nó nghe có vẻ quá nguy hiểm?
Các câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này nằm ở chính người mắc ung thư, và không phụ thuộc vào mức độ ác tính của một chứng ung thư cụ thể hay giai đoạn khá muộn mà có vẻ như nó đã tiến đến. Bạn có tin ung thư là một bệnh không? Hẳn là bạn sẽ trả lời rằng “có”, nếu xét rằng quan điểm đó dựa trên những thông tin mà ngành y và truyền thông đã mớm cho người dân mấy chục năm nay.
Nhưng câu hỏi quan trọng hơn mà hiếm khi được nêu ra là: “Tại sao bạn lại nghĩ ung thư là bệnh?” Bạn có thể trả lời: “Vì tôi biết ung thư giết con người ta mỗi ngày.” Rồi tôi sẽ hỏi tiếp: “Làm sao bạn biết chính ung thư đang giết con người ta?” Bạn có thể sẽ lập luận rằng nếu nhiều người mắc ung thư bị chết, thì ắt hẳn chính ung thư đã giết chết họ. Đó là điều mà tất cả các chuyên gia y tế vẫn nói.
Xin được hỏi bạn câu hỏi nữa, một câu hỏi khá lạ lùng: Làm thế nào bạn biết chắc được rằng bạn chính là con đẻ của cha bạn mà không phải là của người đàn ông khác? Vì mẹ bạn nói với bạn thế? Điều gì khiến bạn hoàn toàn chắc chắn là mẹ bạn đã nói sự thật? Có khả năng là bạn chỉ đơn giản tin mẹ mình vì bạn chẳng có lý do thuyết phục nào để không tin cả. Nhưng nếu bạn không đưa cha bạn đi xét nghiệm ADN để xác định huyết thống, thì bạn sẽ không bao giờ biết một cách chắc chắn tuyệt đối rằng ông ấy đúng là cha mình như bấy lâu nay bạn vẫn tin. Thay vì thế, chính những mối dây tình cảm và sự thiếu điều tra sâu hơn mới biến niềm tin chủ quan của bạn thành một điều mà bạn biết là sự thật không thể phủ nhận.
Ví von như thế nghe có vẻ lạ lùng, nhưng các giả định tương tự như thế đang được tiêm nhiễm đến mức khó tin vào thái độ của chúng ta đối với ung thư. Mặc dù không tồn tại bằng chứng khoa học nào cho thấy ung thư là một bệnh chứ không phải một quá trình chữa lành, nhưng hầu hết mọi người vẫn khăng khăng nó là bệnh vì người ta bảo họ phải tin vậy. Nhưng niềm tin này chỉ là những lời đồn đoán dựa trên ý kiến của người khác. Cuối cùng, nếu lần dấu cái học thuyết “luôn luôn đúng” cho rằng ung thư là bệnh, ta có thể gặp một số bác sĩ trình bày cảm nhận hoặc niềm tin chủ quan của họ về những điều họ đã quan sát thấy và đã đăng nó trong một số bài báo tổng quan hoặc báo cáo y tế. Những bác sĩ khác tán thành ý kiến của họ, và chẳng bao lâu, nó trở thành dữ kiện chắc chắn cho thấy ung thư là một bệnh nguy hiểm tóm được con người bằng cách nào đó nhằm giết chết họ. Tuy nhiên, có thể bản chất của vấn đề thực ra hoàn toàn khác, nó logic và mang tính khoa học hơn thế.