Bài học của não trái - Một vài nghiên cứu quan trọng liên quan đến việc phát triển tâm lý học quan đến việc phát triển tâm lý học
Trước tiên chúng ta hãy dùng não trái chủ yếu phụ trách các hoạt động lý tính để tìm hiểu về những lý luận và nghiên cứu quan trọng được coi là vấn đề then chốt và có liên quan tới sự phát triển tâm lý học. Tôi biết, đọc những lý luận này rất khô khan, thậm chí còn khiến người ta giật mình, nhưng sau khi đã hiểu rõ về chúng, có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng quan điểm cư xử với trẻ của bạn nảy sinh một vài thay đổi nho nhỏ, đồng thời cái thay đổi nho nhỏ đó có lẽ lại chính là những thứ mà trẻ cần nhất, và hữu dụng nhất. Cho nên tôi vẫn phải nói rõ về chúng. Có điều, tôi sẽ cố hết sức để dùng những phương pháp tương đối đơn giản thoải mái để giới thiệu một cách sâu sắc về nội dung của nó; còn bạn, nhất định phải nhẫn nại kiên trì đọc hết nó.
Còn đối với việc sau khi đọc hết những lý luận và nghiên cứu ấy, chúng ta phải làm thế nào để hiểu được ý nghĩa của những lý luận đó, đồng thời vận dụng chúng như thế nào vào việc cùng hoạt động với con cái, trước tiên tôi xin mời bạn hãy tĩnh tâm một chút, sau đó hãy tìm hiểu, phân tích và suy nghĩ nhé!
Định thức tâm lý - phát huy khả năng "tín nhiệm" và "kỳ vọng" đáng quý
Định thức tâm lý hay còn được gọi là "tư duy quán tính" hoặc "hiệu ứng kỳ vọng". Nó dùng để chỉ: Trạng thái chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối với một hoạt động nhất định của chủ thể. Chủ thể có thể dựa vào trạng thái tâm lý đã chuẩn bị sẵn sàng này để quyết định phương hướng của hoạt động, đồng thời dựa vào đó để phản ánh trong quá trình và kết quả của hoạt động.
Có một thí nghiệm vô cùng nổi tiếng và thú vị có thể giải thích rõ cho hiện tượng này. Thí nghiệm ấy do một nhà tâm lý học người Mỹ nổi tiếng, và cũng là giáo sư trong trường Đại học Harvard mang tên Robert Rosenthal tạo lập nên vào năm 1963. Mục đích của thí nghiệm nhằm nỗ lực chứng minh sức mạnh của "phiến diện", đồng thời sức mạnh này còn có khả năng ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Trong thí nghiệm này, ông đã phân những học sinh tham gia vào cuộc thí nghiệm ra làm hai nhóm, đồng thời đưa cho mỗi nhóm một con chuột bạch có trí lực và thể lực hoàn toàn giống nhau, sau đó yêu cầu các học sinh dạy cho con chuột bạch này cách đi trong một mê cung. Nhưng, trước khi cuộc thí nghiệm bắt đầu, ông đã cố ý nói với một nhóm học sinh trong đó, rằng con chuột bạch mà nhóm được nhận là con chuột đã được chọn lựa kỹ càng, không chỉ thông minh mà còn có sức khỏe vô cùng tốt; sau đó ông lại đi nói với nhóm còn lại rằng con chuột của nhóm này là con chuột chuẩn bị đào thải, vì vậy trong quá trình chọn lựa, chúng đều có những phản ứng thể hiện rõ sự ngu ngốc của mình về cả thể lực và trí lực.
Kết quả là, sau khi các học sinh đã dùng một khoảng thời gian và phương pháp dạy con chuột bạch đi trong mê cung trong phòng thí nghiệm hoàn toàn giống nhau, mọi người đã phát hiện ra rằng, tốc độ con chuột bạch đi trong mê cung của nhóm được nói rằng con chuột của nhóm mình thông minh lanh lợi nhanh hơn rất nhiều so với con chuột của nhóm bị nói rằng con chuột của nhóm mình ngu dốt đần độn, đồng thời biểu hiện trên khả năng học tập cũng mạnh hơn rất nhiều.
Kết quả của lần thí nghiệm này đương nhiên không nằm ngoài dự liệu của Robert Rosenthal. Giải thích của ông về kết quả của cuộc thí nghiệm như sau: Thu được kết quả này là bởi người làm thí nghiệm ôm ấp một kỳ vọng và tín nhiệm tương đối cao đối với con chuột bạch được cho là thông minh, do đó thái độ trong quá trình huấn luyện tương đối thân thiện, ôn tồn; còn một đội khác tâm lý đã mang theo cái nhìn phiến diện từ trước, nên thái độ đối với con chuột bạch ngu ngốc này luôn là gắt gỏng, không thể kiên nhẫn thêm được nữa, do đó đã ảnh hưởng đến cảm xúc học tập của con chuột bạch, đồng thời tiến thêm một bước là ảnh hưởng đến khả năng học tập của chúng.
Để tiến thêm một bước chứng minh cái giả thiết "phiến diện sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập" là đúng, vào năm 1968, Robert Rosenthal đã cùng đồng nghiệp của mình tên là Jacobson đến một ngôi trường tiểu học ở miền Trung nước Mỹ, từ trong các khối từ Một đến Sáu của trường, mỗi khối họ chọn ra học sinh của ba lớp để tham gia vào cuộc thí nghiệm. Đầu tiên, họ cho các học sinh này làm một cuộc trắc nghiệm mang tên "đoán trước về sự phát triển trong tương lai". Sau khi có được kết quả của bài trắc nghiệm, họ lại chọn ra ngẫu nhiên một vài cái tên từ đám học sinh tham gia làm bài trắc nghiệm, sau đó vờ như danh sách này là danh sách những học sinh có "khả năng phát triển hơn hẳn những người khác", rồi đưa cho giáo viên, còn làm như thể có thật mà dặn dò các thầy cô giáo một lần nữa rằng tuyệt đối không được để lộ tên học sinh trong danh sách đó ra ngoài.
Tám tháng sau, Robert Rosenthal và Jacobson lại quay về ngôi trường tiểu học này, gọi tất cả các học sinh lần trước đã tham gia thí nghiệm đến và yêu cầu làm bài trắc nghiệm trí tuệ một lần nữa. Kết quả phát hiện rằng, trí tuệ và năng lực của những học sinh có tên trong danh sách "học sinh vượt trội" giả chọn ngẫu nhiên lần trước được nâng cao hơn một chút so với những học sinh khác, đồng thời quan trọng nhất chính là, trên phương diện biểu hiện cảm xúc tình cảm, chúng rõ ràng cũng trở nên hoạt bát, cởi mở, ham học hỏi, tích cực phối hợp cùng các thầy cô giáo trong mọi lĩnh vực, tình cảm nồng nàn.
Giải thích của Robert Rosenthal về k ết qu ả cuộc thí nghiệm lần này cũng giống như lần thí nghiệm trước. Ông cho rằng, mặc dù những thầy cô giáo có danh sách học sinh trong tay không hề tiết lộ ra ngoài, mà luôn giấu kín nó ở trong lòng, nhưng họ không giấu nổi sự tín nhiệm và kỳ vọng vào những học sinh ấy, thông qua ánh mắt, nụ cười, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, các thầy cô giáo cũng có thể làm ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh, khiến những bạn học sinh đó càng thêm tự tin vào bản thân mình, và càng có động lực và niềm say mê mỗi khi đến lớp hơn.
Kết quả của lần thí nghiệm này chính là "hiệu ứng Robert Rosenthal" (Robert Rosenthal Effect) nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục, hoặc được biết đến với tên gọi "hiệu ứng kỳ vọng". Đương nhiên, nó đã mang đến cho giới giáo dục một sự suy ngẫm vô cùng lớn, khiến các thầy cô giáo hiểu rằng, sự tín nhiệm và kỳ vọng cùng với thái độ đối xử với học sinh của chúng ta kỳ thực chính là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
Nhưng, điều tôi muốn đặc biệt chỉ ra ở đây chính là "hiệu ứng Robert Rosenthal" có thể là đi đúng hướng, nhưng cũng có thể là đi lệch hướng (hãy nhớ lại những con chuột bạch bị khoác lên mình cái tiếng "loại kém" và những học sinh không có tên trong danh sách học sinh có tiềm năng). Ngoài ra, do bị hạn chế bởi hiện thực khách quan, nền giáo dục tiểu học hiện hành của Trung Quốc hoàn toàn không giống với các quốc gia Âu Mỹ, một lớp chỉ bao gồm hơn m ư ờ i h ọ c s i n h , c h o n ê n v iệ c c h ú n g t a m o n g đ ợ i đ ộ i ngũ giáo viên có thể hiểu được sức mạnh của "hiệu ứng Robert Rosenthal", đối xử công bằng với mấy chục học sinh trong một lớp, trên thực tế cũng có độ khó nhất định.
Cho nên, tôi càng hy vọng hơn rằng các bậc làm cha làm mẹ hoặc những người lớn khác trong gia đình có thể hiểu được "hiệu ứng Robert Rosenthal". Bởi vì thời gian trẻ ở cùng chúng ta nhiều hơn, mà đối tượng để lứa tuổi nhi đồng có thể tìm kiếm sự đồng cảm, ngoài người thầy giáo có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ ra, thì các bậc phụ huynh cũng không thể đổ trách nhiệm cho người khác.
Căn bệnh bi quan - hãy chia cả con đường mơ ước dài dằng dặc thành những nấc thang có thể cố gắng bước lên được
"Căn bệnh bi quan" là cụm từ chuyên ngành thường được dùng đến trong chẩn đoán bệnh, khi chúng tôi phải đối diện với một đứa trẻ đang gặp khó khăn trong học tập. Nó dùng để chỉ, sau khi một cá thể đã trải qua một môn học nào đó, vì gặp phải những tình cảnh không mấy vui mừng mà có những biểu hiện tiêu cực hoặc trạng thái tâm lý đặc thù trên phương diện tình cảm và nhận thức. Có hai thí nghiệm có thể nói rõ về phản ứng tâm lý đặc thù này.
Trong lần thí nghiệm đầu tiên, người thí nghiệm đã thả một con bọ chét vào chiếc cốc thủy tinh để ngỏ miệng, kết quả là không bao lâu, con bọ chét đó đã có thể nhảy ra khỏi chiếc cốc. Sau nhiều lần làm như vậy, người thí nghiệm lại thả con bọ chét vào trong một chiếc cốc thủy tinh, nhưng đến lần này, người thí nghiệm đã cho thêm một cái nắp bằng thủy tinh dày lên miệng cốc. Con bọ chét vẫn cho rằng lần này vẫn có thể dễ dàng nhảy ra khỏi chiếc cốc, thế nhưng nó không ngờ rằng, khi nhảy lên lại bị cái nắp phía trên cản trở và rơi xuống dưới. Con bọ chét không hề nhụt chí, lại cố gắng nhảy tiếp mấy lần lên phía trên, thế nhưng lần nào cũng bị nắp cốc chắc chắn kia đẩy ngược trở lại xuống dưới.
Cuối cùng, con bọ chét cũng nản chí ngã lòng, không muốn nhảy lên thêm lần nào nữa, cho dù người làm thí nghiệm đã lấy cái nắp ra khỏi chiếc cốc rồi, còn cố ý dụ dỗ để bọ chét nhảy tiếp lên, nhưng khi con bọ chét nhảy tiếp lên, nó cũng chỉ có thể nhảy được đến độ cao cách miệng cốc một đoạn an toàn, không dám thử nhảy cao hơn lên phía trên một lần nào nữa.
Một đối tượng thí nghiệm khác chính là chú chó nổi tiếng của giáo sư tâm lý học trong trường Đại học Pennsylvania nước Mỹ mang tên Martin E. P. Seligman. Martin E. P. Seligman đã nhốt con chó vào trong một chiếc lồng đã được cài khóa, đồng thời lắp một cái loa bên cạnh chiếc lồng đó. Chỉ cần mỗi lần loa kêu, tấm lưới sắt của chiếc lồng sẽ được tiếp nối với một dòng điện lưu, độ mạnh của dòng điện lưu này đủ để khiến chú chó cảm thấy đau, nhưng không thể làm hại đến thân thể của nó.
Lúc đầu, khi loa phát ra âm thanh, chú chó bị giật điện và chạy loạn khắp trong chiếc lồng, ra sức tìm kiếm một lối thoát hòng thoát thân. Thế nhưng, sau khi thử qua vài lần đều không thành công, chú chó đã hoàn toàn tuyệt vọng, và thôi không còn chạy loạn nữa. Mặc dù cái loa vẫn cứ kêu, dòng điện lưu vẫn cứ đánh vào người, nhưng chú chó vẫn chỉ nằm im ở đó lặng lẽ chịu đau, mà không cật lực tìm cách đào thoát như trước nữa.
Sau đó, Martin E. P. Seligman chuyển chú chó sang chiếc lồng khác to hơn, ở giữa chiếc lồng này có một tấm ngăn, ngăn chiếc lồng ra làm hai, một bên nối với điện, một bên không nối với điện, đồng thời độ cao của tấm ngăn đủ để cho chú chó có thể dễ dàng nhảy qua được. Martin E. P. Seligman đã nhốt một chú chó trước giờ chưa phải trải qua một thí nghiệm nào cùng với chú chó đã được làm đối tượng thử nghiệm trước đó ở trong cùng một bên có nối với điện để đối chiếu. Khi loa phát ra âm thanh, lồng sắt được truyền điện, sau cơn hoảng hốt trong thời gian ngắn của hai chú chó được lấy ra đối chiếu, chúng bắt đầu nhảy loạn lên, chạy đến nơi an toàn để ẩn nấp. Thế nhưng, con chó đáng thương đã từng trải qua thí nghiệm lại chỉ có thể mở to mắt nhìn bạn của mình dễ dàng vượt qua được hàng rào và sang được bên kia của chiếc lồng, còn bản thân thì nằm im trong lồng, không dám thử thêm lần nào nữa.
Tôi biết, thí nghiệm này nghe có vẻ rất tàn nhẫn, đối với những người yêu quý động vật mà nói thì nó tàn khốc đến mức không thể tưởng tượng nổi. Song, nếu như chúng ta đối chiếu kết quả của thí nghiệm này lên người bọn trẻ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, chúng ta đối xử với những đứa trẻ có thành tích học tập tương đối kém cũng tàn nhẫn giống như đối xử với chú chó phải chịu thí nghiệm kia.
Những học sinh có thành tích học tập không cao, biểu hiện không tốt trong nhà trường cũng giống như chú chó bị nhốt trong lồng sắt vậy, nó đã từng cố gắng tìm cách thoát ra, thử mọi cách để chiến đấu với hoàn cảnh, thế nhưng khi phát hiện ra bản thân mình chỉ là "lực bất tòng tâm", hoặc khi bị điện giật quá mạnh, hoàn toàn vượt xa sức chịu đựng của bản thân, trẻ sẽ bi quan mà vứt bỏ mọi đấu tranh và nỗ lực. Trẻ có thể chấp nhận rằng bản thân mình không đủ khả năng, không chịu cầu tiến, cứ thế lặng lẽ chịu đựng nỗi đau của thất bại; cũng có thể do đó mà sau này bản thân đứa trẻ sẽ có thay đổi lớn, nó thà chọn một thành tích thấp, còn hơn phải chịu đòn tấn công của thất bại lần nữa.
Cho nên, chúng ta có thể kiểm tra kỹ lưỡng lại một lần nữa những mục tiêu mình đưa ra cho trẻ, đồng thời giúp trẻ chia con đường dài cần đi đến điểm đích thành những đoạn mà trải qua quá trình nỗ lực nhất định, trẻ có thể vượt qua hay không?
Gán ghép ý nghĩ của mình cho người khác - tránh cách nghĩ chủ quan, phiến diện rằng "chắc chắn là như vậy"
"Gán ghép ý nghĩ của mình cho người khác" có lẽ là một cơ chế tâm lý mà vô tình chúng ta biểu hiện ra thường xuyên nhất trong đời sống hằng ngày. Trong tâm lý học, nó chỉ một người vô tình áp đặt những đặc trưng, cá tính của bản thân mình như ý nghĩ, thái độ, ước mơ, tình cảm vào những sự vật xung quanh hoặc vào người khác, và cứ thế tạo thành sự ảnh hưởng lên nhận thức.
Trước đây, trong phòng trị liệu hôn nhân của mình, khi đối diện với cặp vợ chồng gặp khúc mắc trong hôn nhân, tôi thường phát hiện ra rằng "gán ghép ý nghĩ của mình cho người khác" chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất gây nên trở ngại trong việc nói chuyện cùng nhau. Nếu như hai vợ chồng ai cũng cố chấp, khăng khăng giữ lập trường rằng "ý nghĩ ban đầu là đúng" (nhưng theo đúng lương tâm mà nói, người phụ nữ đang lún sâu trong cảm xúc thường dễ dàng phạm phải lỗi này), khi nói chuyện thường sẽ anh nói của anh, tôi nghe của tôi, kết quả dù có nói chuyện hàng giờ thì cũng chẳng ai hiểu được những điều đối phương muốn nói.
Khi đối diện với con, đặc biệt là đối diện với việc học hành trường lớp hoặc kỹ năng học tập của con, bởi vì giữa hai bên có sự chênh lệch rất lớn về quyền hạn, nên các bậc làm cha làm mẹ cũng rất dễ dàng sử dụng cơ chế tâm lý "mình luôn đúng" để đứng ở địa vị bề trên dạy dỗ bề dưới.
Nước Mỹ có một câu chuyện ngụ ngôn nói về cơ chế tâm lý đó như thế này: Ở bên ngoài một căn phòng lớn, bốn mặt bao bởi những tấm cửa kính chạm đất, vô cùng đẹp mắt, có một chú chim rất muốn vào được căn phòng đó. Mỗi ngày, chú chim ấy đều ra sức bám riết không thôi mà lao vào tấm cửa kính kia, thế nhưng lần nào cũng không thành công, mà mỗi lần lao vào cánh cửa kính xong, chú chim đáng thương đó lại ngã lăn trên bệ cửa sổ. Thực ra, bên cạnh chiếc cửa kính dài chạm đất ấy rõ ràng có một cánh cửa vẫn luôn mở, thế nhưng chú chim nọ luôn luôn nhắm chặt mắt mà lao vào tấm cửa kính, hoàn toàn không phát hiện ra ô cửa luôn luôn mở rộng đó.
Nhìn thấy hành động ngốc nghếch ấy của chú chim kia, những người qua đường đều buồn bã mà chế giễu rằng, "Xem kìa, đúng là chú chim ngốc nghếch, lẽ nào chú ta không bi ết rằng bên cạnh có một cánh cửa đang mở đó hay sao? Sao chú ta c ó thể ngốc đến như thế nhỉ!".
Vào một ngày, có một cụ già đi ra ngoài với một cái ống nhòm, vô tình đã chĩa ống nhòm về phía con chim ngốc. Sau khi quan sát tỉ mỉ hành vi của chú chim kia qua kính viễn vọng, ông ấy đã hết sức ngạc nhiên phát hiện ra rằng, hóa ra chú chim ngốc nghếch ngày ngày nhắm chặt mắt lao đầu vào tấm cửa kính kia kỳ thực không hề muốn vào trong căn phòng đó. Thực ra chú chim ấy đang vui vẻ mà mổ con côn trùng đang dính chặt trên tấm cửa kính, đồng thời thỏa mãn nằm dài trên bệ cửa để thưởng thức đồ ăn ngon!
Tôi rất thích câu chuyện ngụ ngôn này, bởi vì trong quá trình giải quyết rất nhiều vụ có khó khăn về tình cảm hoặc có những hành vi mang tính cố chấp, bất luận là học sinh tiểu học hay học sinh cấp hai, cấp ba, tôi thường xuyên gặp trường hợp phụ huynh và học sinh mâu thuẫn và bất đồng quan điểm với nhau về vấn đề học cái gì. "Tôi biết nó rất thông minh, nhưng nó không chịu chăm chỉ học hành!", "Tôi biết nó rất thích, nhưng nó cố tình chống đối với tôi!", "Tôi là mẹ nó, lẽ nào tôi không biết nó thích cái gì sao?" Bản thân tôi cũng là một người mẹ, đương nhiên cũng muốn con cái của mình giỏi giang nên người, thành ông nọ bà kia, thế nhưng vấn đề là, liệu rằng ông nọ bà kia trong lòng chúng ta có phải là ông nọ bà kia mà con cái chúng ta muốn trở thành?
Có một ví dụ thực tế trong sách quản lý học thường xuyên dùng để giải thích về kỹ năng giao tiếp, tôi rất muốn nói lại một lần nữa ở đây, để chúng ta hiểu rõ thêm về những "hiểu lầm" dẫn đến việc gán ghép ý nghĩ của mình cho người khác trong cuộc sống.
Có một lần, trong chương trình Talk show11ở Mỹ, người dẫn chương trình Linklater đã phỏng vấn một cậu bé rằng, "Sau này lớn lên, cháu muốn làm nghề gì?". Cậu bé chẳng chút phân vân mà trả lời ngay rằng: "Cháu muốn trở thành một phi công".
Để kiểm tra tốc độ phản ứng của cậu bé, đồng thời cũng để tăng thêm hiệu quả cho chương trình, Linklater tiếp tục hỏi: "Nếu như có một ngày, máy bay của cháu đang bay trên bầu trời, ở dưới là biển cả mênh mông, thì đột nhiên tất cả các động cơ đều ngừng hoạt động, khi đó cháu sẽ xử lý như thế nào?".
Cậu bé nghĩ một lúc, sau đó trả lời, "Cháu sẽ bảo tất cả mọi người đang ngồi trên máy bay hãy thắt chặt dây an toàn, sau đó cháu sẽ nhảy ra ngoài cùng chiếc dù trên lưng cháu".
Vừa nói xong câu đó, cả khán phòng lập tức dấy lên một loạt những tiếng xì xào không giống nhau, có người không nhịn nổi cười bởi câu trả lời ngây thơ trẻ con của cậu bé, kẻ lại thở dài lắc đầu trước hành động nhát gan, ích kỷ của cậu bé. Nhưng, sau khi những tiếng ồn ấy dần lắng xuống, khán giả lại ngạc nhiên nhìn thấy cậu bé vẻ mặt thương xót, nước mắt viền mi, tiếp tục nói, "Bởi vì cháu phải nhanh chóng nhảy xuống lấy nhiên liệu!".
Chính vì vậy, khi chúng ta cho rằng đã rất hiểu con cái, chúng ta thật sự hiểu chúng hay là đang dùng tâm lý "gán ghép ý nghĩ của mình cho người khác" mà cho rằng mình hiểu chúng?
1. Là một chương trình truyền hình hoặc phát thanh mà một nhóm người ngồi lại với nhau để thảo luận một số chủ đề mà người dẫn chương trình đưa ra. Thông thường, các Talk show có một ban (panel) khách mời hiểu biết rõ hoặc có nhiều kinh nghiệm liên quan đến vấn đề đang được thảo luận trong chương trình đó.
Nhận thức và góc nhìn nhận thức - tôn trọng sự phát triển về nhận thức của trẻ, nắm chắc cách thức dạy dỗ có chừng có mực
Khi học tâm lý học lứa tuổi nhi đồng ở trường, tôi bị ảnh hưởng rất sâu sắc về lý luận của một bậc thầy về tâm lý học lứa tuổi nhi đồng người Thụy Sỹ tên là J. Piaget. Lý luận của ông ấy ngoài việc giúp tôi hiểu thêm về các giai đoạn phát triển ở lứa tuổi nhi đồng, mà quan trọng nhất chính là, nó đã giúp tôi hiểu được rằng làm thế nào để dựa theo sự phát triển về nhận thức và góc nhìn nhận thức của trẻ để có những biện pháp bắt chẹt, trừng phạt và dạy dỗ thích hợp, có chừng có mực.
Trong lý thuyết phát triển nhận thức và góc nhìn nhận thức luận ở lứa tuổi nhi đồng của ông ấy, có hai câu chuyện về phép đối vô cùng nổi tiếng như sau:
A: Có một cậu bé mang tên Sylical. Bố của cậu bé vắng nhà. Cậu bé cảm thấy lọ mực của bố mình rất thú vị, nên đã nghĩ ra trò lấy cái bút máy đặt trên bàn học của bố hút mực vào đó. Thế nhưng, đang nghịch, cậu bé đã vô tình làm mực dính đầy lên chiếc khăn trải bàn khiến nó trở thành một màu đen.
B: Có một ngày, cậu bé Augustus phát hiện ra mực trong lọ của bố đã cạn. Sau khi bố đi ra ngoài, cậu bé muốn đổ đầy mực vào trong lọ, để khi bố trở về bố có thể dùng ngay lập tức. Thế nhưng, khi mở nắp lọ ra, cậu bé đã vô tình làm đổ mực lên chiếc khăn trải bàn, khiến nó trở thành một màu đen.
J. Piaget hỏi rằng:
1. Sự sơ suất của hai cậu bé này có giống nhau không?
2. Trong hai cậu bé, ai hư hơn, vì sao?
Ông ấy còn đưa ra một câu chuyện về phép đối khác nữa:
A: Có một cô bé tên là Marry. Mẹ của cô bé vắng nhà, cô bé cảm thấy mấy chiếc cốc thủy tinh trên bàn rất thú vị, bèn lấy chúng xuống chơi, sau đó vì không cẩn thận, cô bé đã làm vỡ mất một chiếc.
B: Có một cô bé tên Nini muốn giúp mẹ làm việc nhà. Vào một ngày mẹ vắng nhà, Nini liền mang cốc chén đi rửa giúp mẹ, thế nhưng, cô bé đã làm vỡ mất ba chiếc cốc.
J. Piaget lại hỏi:
1. Sự sơ suất của hai cô bé này có giống nhau không?
2. Trong hai cô bé, ai hư hơn, vì sao?
Bạn có biết vấn đề của bọn trẻ đối với hai câu chuyện kể trên trả lời thế nào không?
Dựa vào phản ứng của trẻ, J. Piaget đã khái quát nên một quy luật phát triển về góc nhìn nhận thức của lứa tuổi nhi đồng: Sự phát triển về góc nhìn nhận thức của lứa tuổi nhi đồng cơ bản chia làm hai giai đoạn. Trước mười tuổi, những phán đoán của trẻ về hành vi đạo đức chủ yếu dựa theo tất cả những tiêu chuẩn bên ngoài do người khác đặt ra, đồng thời, chúng sẽ dựa theo hậu quả của hành vi mà phán đoán về đúng sai của hành vi ấy, mà không nghĩ đến động cơ dẫn đến hành vi đó. Giai đoạn này chúng ta gọi là "giai đoạn phát triển nhận thức do lực lượng bên ngoài quyết định".
Nhưng khi mười tuổi trở đi, trẻ bắt đầu dựa vào những tiêu chuẩn bên trong của bản thân để suy nghĩ và phán đoán về các hành vi đạo đức, đồng thời nhận thức được rằng động cơ của hành vi quan trọng hơn nhiều so với kết quả. Giai đoạn này, các nhà tâm lý học lứa tuổi nhi đồng gọi là "giai đoạn phát triển nhận thức do chính bản thân mình quyết định".
Chính vì vậy, một đứa trẻ dưới mười tuổi sẽ có khuynh hướng cho rằng ai làm diện tích vết bẩn ở khăn trải bàn càng lớn, ai làm vỡ chén càng nhiều thì đứa trẻ đó hư hơn; còn trẻ mười tuổi trở lên đã có thể nghĩ được rằng bất luận kết quả có như thế nào, chỉ cần động cơ của đứa trẻ nào đúng đắn hơn thì đứa trẻ ấy sẽ là đứa trẻ có thể tha thứ được.
Cho nên, nếu như chúng ta đã hiểu tiến trình phát triển nhận thức và góc nhìn nhận thức của nhi đồng mà J. Piaget muốn nói với chúng ta, vậy thì có phải chúng ta sẽ càng chú ý hơn đến lời nói và hành động của bản thân đối với trẻ, càng hiểu rõ hơn nên làm thế nào để củng cố nguyên tắc và tiêu chuẩn giáo dục, đồng thời càng rõ hơn trước khi trách phạt, trước tiên phải tìm hiểu xem đằng sau việc làm ấy có động cơ tâm lý nào không?